Nhà thông minh mang lại những gì?
Những đặc điểm nổi bật của một ngôi nhà thông minh? Tại sao công nghệ này lại đang là xu hướng của nhà ở hiện đại ? Cùng tiềm hiểu về những lợi ích về nhà thông minh để giải đáp cho những câu hỏi này nhé !
AN TOÀN
Trong một ngôi nhà thông minh, hệ thống cảm biến đóng vai trò hết sức quan trọng, chúng không những thu thập thông tin liên tục để gửi về bộ xử lý trung tâm đưa ra các quyết định như bật tắt đèn, mở máy lạnh, kéo rèm…mà còn đóng vai trò là một phần của hệ thống an ninh của ngôi nhà. Khi phát hiện xâm nhập trái phép nhờ vào các cảm biến gắn ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc cảm biến phát hiện chuyển động hệ thống sẽ tự động hú còi báo động, gửi tin nhắn thông báo đến chủ nhân hoặc gọi điện đến cảnh sát. Vì vậy cho dù không có ai ở nhà thì ngôi nhà của bạn vẫn luôn được bảo vệ. Ngoài ra các cảm biến như cảm biến phát hiện ngập nước, rò rĩ khí gas, nồng độ CO2 sẽ luôn cập nhật để báo về bộ xử lý trung tâm nếu vượt mức cho phép.

TIẾT KIỆM
Nhờ quản lý một cách chính xác các thiết bị phục vụ trong tòa nhà giúp tiết kiệm các nguồn năng lượng. Dựa trên nhu cầu sinh sống, học tập, làm việc của những thành viên trong gia đình, người thiết kế hệ thống sẽ cài đặt các lệnh điều khiển bên trong hệ thống để điều khiển các thiết bị trong căn nhà thông minh. Việc điều khiển này phải làm sao mang lại cuộc sống tiện ích tối đa cho những người sinh sống bên trong. Các nguồn năng lượng chỉ được cung cấp khi thực sự cần thiết. Điện và nước là hai nguồn năng lượng được hướng tới để tiết kiệm nhiều nhất. Ví dụ với hệ thống tưới cây tự động. Để tiết kiệm nước, một cảm biến đo độ ẩm sẽ được lắp đặt ngoài vườn cùng với hệ thống vòi phun nước để điều chỉnh lượng nước tưới cây. Cảm biến làm nhiệm vụ thu thập thông tin về độ ẩm không khí trong vườn giúp việc điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Vào những ngày thời tiết mát, độ ẩm cao, lượng nước được điều chỉnh thoát ra ở mức thấp hoặc ít lần trong ngày. Còn những ngày nắng nóng có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thì lượng nước điều chỉnh để tưới cây sẽ tăng lên, việc tưới cũng được thực hiện nhiều lần trong ngày hơn. Một ví dụ về tiết kiệm nguồn năng lượng điện được thực hiện ở đèn hành lang: hệ thống cảm biến chuyển động được gắn ở một số vị trí cố định ngoài hành lang nhằm phát hiện các chuyển động của con người. Vị trí gắn thường là những vị trí mà con người bắt đầu bước chân lên khu vực hành lang đó, như cửa cầu thang bộ, lối ra thang máy, cửa các phòng,… Khi phát hiện ra có người di chuyển trong khu vực, ngay lập tức hệ thống cảm biến sẽ phát thông tin thu thập về cho hệ thống bộ xử lí trung tâm. hệ thống nhà thông minh sẽ điều khiển tắt hoặc bật các đèn hành lang tương ứng.

TIỆN NGHI VÀ ĐẲNG CẤP
Hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh với những thiết bị hiện đại giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển. Chủ nhân dù ở bất bất kỳ nơi nào trên thế giới, qua điện thoại thông minh hay máy tính bảng kết nối internet có thể điều khiển hầu hết thiết bị điện trong nhà. Từng thiết bị được lập trình điều khiển cho phù hợp với từng hoàn cảnh thời điểm theo ý tưởng, sở thích và thói quen sinh hoạt của chủ nhân nhằm đem đến tiện ích tối đa cho người sử dụng. Thậm chí nhiều hệ thống điều khiển còn có khả năng nhận dạng vị trí chủ nhà bằng GPS trên điện thoại khi chủ nhà đang ở trong một pham vi bán kính định truớc (ví dụ 50 mét). Khi họ bước chân vào nhà, các đèn nằm ở lối đi chính tự động mở mà không cần nhấn bất kỳ nút nhấn nào, tạo cảm giác thoải mái và thân thiện giữa chủ nhân và ngôi nhà của mình. Rèm cửa tự động sẽ được kéo lên, các thiết bị phát nhạc tại một ví trí định sẵn được mở phát những giai điệu mà chủ nhà yêu thích.
Tất cả các lợi ích này khiến công nghệ nhà thông minh đang được lựa chọn áp dụng nhiều trong thực tế hiện nay.