Trong cách đặt tên địa danh, tương tự các địa phương khác, hầu hết địa danh hành chính xưa ở Cù Lao Chàm là từ tố mỹ tự như ấp Phú Hương, ấp Hiệp Hoà, ấp Diên Triều, ấp Trung Lập, phường Tân Hiệp. Trong khi đó phần lớn địa danh dân gian thường được đặt tên dựa vào đặc điểm của vùng đất như địa hình, sinh thái, vật thể đặc trưng, công trình kiến trúc tiêu biểu, hiện tượng tự nhiên... hay hoạt động của con người. Những địa danh dân gian phản ánh khá sinh động về thực tế của vùng đất Cù Lao Chàm từ điều kiện tự nhiên đến truyền thống văn hoá cũng như cuộc sống của cộng đồng cư dân và nó xuất hiện vào nhiều thời điểm khác nhau gắn liền với dấu chân khám phá, khai hoang của con người. Mặc dù địa danh được xem là hoá thạch về lịch sử và văn hoá của vùng đất, song từ kết quả khảo sát cho thấy có nhiều địa danh ở điểm du lịch Cù Lao Chàm xuất hiện hoặc được sử dụng dưới thời Thiệu Trị năm thứ 4 nhưng hiện nay không còn lưu truyền, đặc biệt là các địa danh ở khu vực có canh tác nông nghiệp như ruộng, rẫy... điều này có lẽ bắt nguồn từ sự chuyển đổi sinh kế hoặc sự thu hẹp không gian hoạt động sản xuất.


Cũng như nhiều địa phương khác, không ít địa danh ở Cù Lao Chàm đã ghi sâu vào tâm trí của người dân mà mỗi khi nhắc đến thì những miền ký ức của một thời lại cuồn cuộn hiện về, làm dâng trào cảm xúc nhớ nhung, nuối tiếc,... và tự hào. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị về địa danh ở Cù Lao Chàm không chỉ hướng đến bảo bồn và phát huy kho tàng di sản văn hoá phi vật thể ở đây mà còn góp phần tăng cường tính cố kết cộng đồng, khơi dậy tiềm năng của địa phương phục vụ hiệu quả mục đích phát triển kinh tế xã hội.


Để tìm hiểu thêm về địa danh Cù Lao Chàm, chúng tôi mời quý khách truy cập website để biết thêm thông tin: http://culaochamtour.com.vn/