Nếu một ngày anh gặp em trong phim khuc hat mat troi bộ dạng thê thảm đến thế, mắt em đỏ hoe và má em đẫm lệ. Anh có thể đừng nhìn em bằng ánh nhìn thương cảm? Đừng bước đến và đỡ em đứng dậy? Để em tự tay mình lau đi giọt yếu mềm, để em tự mình đối mặt với xô bồ cuộc đời, để em tự trưởng thành, tự đối mặt, tự thành công. Để anh có thể thấy cô bé ngày nào nay đã lớn khôn?Nếu một ngày em bất ngờ xuất hiện và nói rằng muốn bỏ lại tất cả mà trốn chạy. Anh có thể đừng la mắng em khờ dại? Chỉ là em muốn nghe tên khô khan nào đó nói những lời mật ngọt: "Có chạy trốn tất cả cũng đừng chạy trốn anh".Rồi sẽ có những ngày như thế vô duyên xen vào giữa những ngày bình dị của chúng mình anh ạ, có thể là một hoặc tất cả những điều em vừa kể. Dù con gái nắng mưa thất thường. Anh có thể thấu hiểu mà ở bên em như thế? Không ồn ào, không áp đặt. Chỉ đơn giản là ở bên cạnh. Để em không cô độc giữa dòng người?

Tôi sinh ra và lớn lên phim khuc hat mat troi ở Thủ Thiêm, nơi người ta từng gọi là vùng "bưng biền của thành phố", nằm bên kia sông, cách Sài Gòn một chuyến phà ngang nhộn nhịp, chỉ với hai ba ngàn là có thể tận hưởng một chuyến đi sông nước giữa lòng thành phố. Nhưng giờ đây, chuyến phà "cuối cùng" cùng tất cả những hình ảnh thân thương mà tôi từng gắn bó, đã chìm vào những khoảng lặng vô hình của cuộc sống. Thay vào đó là những cơn lốc của "di dời, giải tỏa". Nó lần lượt cuốn đi biết bao nhiêu nhà cửa, mảnh vườn, ao cá. Cuốn đi khoảng sân trồng đầy hoa sứ. Cuốn đi cái chổ đặt bụi ván ngoại nằm. Cuốn đi cái sàn nước thân thuộc mà chiều nào dì ba cũng lôi tôi ra đó kì cọ, tắm rửa. Cuốn đi cái chổ má tôi bán xôi trước cổng trường học, gói xôi năm ngàn cầm trên tay sao mà thấy thương những giọt mồ hôi má đã đổ. Cuốn đi cái chổ ba đóng cho tôi cái kệ sách mới từ đống cây ván củ ba xin về từ chổ làm và nhắn nhủ: "cuộc đời cũng giống như cuốn sách, con đừng gấp nó lại quá nhanh".Rồi đây, những khu trung tâm thương mại nhộn nhịp, thời thượng sẽ mọc lên trên những ao rau muống, ao bèo đã từng một thời xanh um. Những tòa nhà chung cư cao và hiện đại sẽ ngoi lên từ những ngôi nhà mái tôn xập xệ yếu ớt, mà mỗi lần mưa gió kéo tới là nhà cửa lại rung rinh như rùnh mình khiếp sợ. Tất cả những thứ giản dị mà tôi gọi là nôm na là "nỗi nhớ", giờ đây chỉ còn là những hình ảnh, những âm thanh, những niềm vui nỗi buồn chen lẫn vào nhau. Mà mỗi lần tôi nhắm mắt lại, tôi thấy nó thấp thoáng đâu đó như người ta lãng du trong miền ký ức. Nhưng tôi biết, nó là những ký ức không bao giờ được phép lãng quên...Không được phép quên, nên thành ra tôi nhớ. Tôi nhớ những mái nhà sàn lụp xụp bên sông, nhớ cái dốc cầu Ông Cậy ngày nào. Cây cầu mà thường xuất hiện trong nhiều phim của bác Đảng. Chiều nào cũng thấy đám bạn ra đó chơi trò "nhảy cầu" rồi lặn hụp theo mấy anh lớn hơn đi mò trùng chỉ để bán cho mấy tiệm cá.Nhớ cái bến đò ngang gần đó thường đưa đón khách sang sông, những chiếc ghe máy nổ ì ạch, mà có dịp đi, tôi đều cho tay xuống mặt nước, lướt theo từng cơn sóng nhỏ. Có lần tôi tưởng tượng, đâu đó có bầy cá lìm kìm bu đến, rỉa tới tấp, bàn tay chỉ còn trơ ra xương xẩu trắng phếu, nghĩ tới đó thôi tôi đã thấy ớn lạnh rùng mình, rút tay lên còn nhanh hơn lúc cho xuống. Nhớ cái khúc sông đó cũng có nhiều người chết đuối lắm, vậy mà tụi bạn có đứa nào sợ, chiều nào cũng tụm ba tụm bảy bơi tới bơi lui, hò hét inh ỏi.