Chắc hẳn người thân của bạn sẽ bất ngờ với những món quà du lịch Đắk Nông nội bài taxi chia sẻ sau đây đấy.


1. Măng chua rừng

Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…


2. Cơm lam


Trong miếng cơm lam, người ta có thể cảm nhận đầy đủ vị ngọt thơm của gạo dẻo lẫn trong mùi nứa nướng nồng hương. Mặc dầu được làm từ loại gạo dẻo hoặc gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù có kèm với những món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được. Để làm ra cơm lam, người ta đem ngâm gạo với một loại lá thơm qua đêm. Khi đem ra nướng, người ta cho gạo vào khoảng 2/3 ống nứa và cho nước suối vào. Để nút lại hai đầu, họ dùng lá chuối heo héo bịt lại ở hai đầu. Khi những ống nứa nổ tí tách bên lò than cũng là lúc những hạt gạo nở dần ra, bện lại với nhau thành khối kết dính chặt như nêm.


3. Trái cây Đắk Glong


Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Theo thống kê, hiện toàn huyện đã có khoảng 1.000 ha cây ăn trái mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng. Đây là giống “ổi siêu sạch” với nhiều khâu chăm sóc cây được tiến hành một cách chặt chẽ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là đảm bảo cách ly một cách tốt nhất với các loại thuốc như trừ sâu, bón lá… Khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, côn trùng hại quả… Nhờ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Đắk Glong nên ổi phát triển tốt, trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm.


4. Rượu cần


Bất kể lễ hội, lễ tết nào trong năm, người Tây Nguyên nói chung và người dân Đắk Nông nói riêng đều quây quần bên nhau bên ché rượu cần, say điệu cồng chiêng và nhảy múa dưới ánh lửa bập bùng. Rượu được cho một sản vật được Trời (Yang) sai thần linh mách bảo con người làm ra để cúng tế. Người Tây Nguyên uống rượu bằng cần và chụm nhau vào uống chung trong một ché rượu mà không sợ mất vệ sinh. Cách làm ra loại rượu đặc trưng này cũng rất đơn giản. Người ta chỉ việc cho men vào cơm và ủ trong ché rượu trong khoảng 5-6 ngày thì thành rượu cần. Song cũng có những người thích hạ thổ đến hàng năm mới đem ra uống. Ở nhiều vùng khác nhau rượu cần còn có nhiều phiên bản khác như rượu kê, bo bo, mì, bắp…


5. Cà phê Đức Lập


Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao. Thời gian qua, ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu xuất khẩu, một số đơn vị đã đầu tư sản xuất cà phê bột mang thương hiệu Cà phê Đức Lập đã tạo ra dấu ấn riêng trên thị trường.