Nghệ An là mảnh đất non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp kỳ thú pha lẫn chút nguyên sơ luôn làm say đắm bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại nơi này. Không chỉ có thế, trên mảnh đất hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai "lỡ" nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi.

1. Lươn Vinh

Súp lươn cũng là món hấp dẫn không kém. Bát súp có lượng nước trong, ngọt, thơm, những miếng thịt lươn chín còn nguyên dạng, không nhũn nát, thấm vị và dậy lên hương đặc trưng của lươn quê. Hành lá, rau răm còn nguyên sắc xanh tươi thắm được cắt nhỏ, thả bồng bềnh trên mặt nước nóng hổi điểm nhẹ những giọt ớt đỏ. Hơi bay lên kéo theo mùi hương thơm, cay, nồng khiến chưa ăn miệng đã thấy thèm.
Cháo lươn Vinh loãng, không đặc như cháo vịt Vân Đình, cháo dê Ninh Bình… Lươn xé dọc sợi, được xào nấu cẩn thận, mặn một tí, cay một tí; và mùi đặc trưng nhất của cháo lươn Vinh được làm nên từ rau răm. Cháo lươn có mặt hầu khắp thành phố. Ngoài ra, ngày nay có cả súp lươn cũng ngon không kém. Cháo lươn, súp lươn có thể ăn với bánh mì, bánh mướt… đều ngon. Vào mùa trời bắt đầu nóng, khách ăn cháo hoặc xúp lươn đừng quên gọi thêm một cốc trà (hoặc chè xanh) đá.

2. Cá mát sông Giăng
Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng hai hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Hàng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát. Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (không như các loại cá khác, đầu cá mát rất mềm, giòn). Cá mát có thể kho, rán, nướng… Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

3. Chịn xồm – món thịt chua của người Thái
Món này làm từ thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, chỉ lấy thịt nạc. Chịn xồm mang thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

4. Bánh đa Đô Lương
Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng để có một chiếc bánh ngon đòi hỏi rất nhiều công phu. Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Món “bún giá cá ruốc” sẽ ngon hơn nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và cùng một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc (mắm tôm) đã dầm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi thêm một ít vị chua, khi ăn mồ hôi túa ra, thật sảng khoái!

5. Bánh ngào
Nếu ở miền Bắc có bánh trôi chay thì ở xứ Nghệ có bánh ngào. Bánh ngào khác với bánh trôi ở chỗ dùng mật mía để nấu là chủ yếu.
Người ta thường làm bánh ngào từ bột nếp, vo thành những chiếc bánh tròn vừa ăn (có nhiều nhà nặn to như bánh chay). Món bánh ngào có thể có nhân đậu xanh, nhân thịt heo hoặc không có nhân tùy theo từng nhà. Sau khi nặn xong, bánh được cho vào nồi luộc. Đến khi bánh nổi lên trên mặt nồi thì vớt ra, nhúng qua nước sôi để bánh không dính vào nhau khi nguội.
Bánh ngào quan trọng nhất là nước mật đi kèm, phải chọn loại mật có màu vàng đỏ, sóng sánh. Người ta cho mật vào đun sôi trên bếp, cho thêm một chút gừng tươi hoặc nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm. Bánh được khuấy với hỗn hợp nước mật, để lửa riu riu. Mùi mật ngọt, mùi gừng cay nồng tỏa ra thơm phức. Mỗi bát bánh ngào có giá khoảng 10k thui nhé.
Bánh trôi ngoài Bắc thường chỉ dùng trong ngày tết Hàn thực mùng ba tháng ba. Còn bánh ngào còn dùng để cúng giao thừa, cúng rằm, cúng giỗ hoặc dâng hương lễ chùa.
6Bánh mướt
Bánh mướt thoạt đầu nhìn trông giống như bánh cuốn Hà Nội, bánh ướt Sài Gòn, nhưng nó có những nét riêng không trộn lẫn vào đâu được. Bánh được làm từ gạo tẻ, xay nhuyễn thành bột, được ngâm trước khi đem đi tráng. Bánh tráng xong sẽ phồng lên và có độ chắc, dai dai, mịn mịn.
Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ - gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ. Người làm bánh phải thức dậy từ khi 2 - 3 giờ sáng để nổi nửa tráng bánh thì mới kịp bán cho khách.
Khi thưởng thức, chỉ cần chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát mỏng thế là có thể ăn đến no.
Chính người dân nơi đây cũng chẳng rõ bánh mướt có từ khi nào, chỉ biết rằng món ăn dân dã mà ngon đến lạ thường này vẫn luôn được người ta yêu mến từ thủa bé cho đến lúc trưởng thành hay già đi.
Tùy vào sở thích mỗi người, bánh có thể ăn kèm với nhiều thứ như thịt nướng, lòng heo chả giò… Ngon nhất phải kể đến bánh mướt thành phố Vinh, chỉ với khoảng 15-20k là bạn đã có một bữa ăn sáng no căng bụng.


Đến Vinh bằng cách nào?

Nếu bạn ở Hà Nội thì có 2 phương án đi về Vinh. Một là ra bễn xe nước ngầm đi xe ô tô giường nằm như Văn Minh, Phúc Lợi,…hoặc đi tàu sẽ mất khoảng 7-8 tiếng để về tới Vinh. Còn nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian thì bạn có thể chọn đi bằng máy bay, hiện tại hành trình Hà Nội – Vinh được khai thác 1 ngày 2-3 chuyến, với giá vé máy bay xấp xi 800-1tr đồng/ chiều.
Còn bạn ở Sài gòn muốn thưởng thức lươn Vinh thì máy bay chắc là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn vì giá vé không cao hơn nhiều so với đi tàu mà tiết kiệm được nhiều thời gian của bạn hơn. Hành trình Hồ chí minh đi Vinh được cả 3 hãng Vietnam airlines, Jetstar, Vietjet air khai thác hàng ngày.
Nếu khó khăn trong việc tìm kiếm vé máy bay đi Vinh giá rẻ thì hay truy cập Flynow.vn. Với hệ thống săn vé giá tốt trong tháng: “Vé giá tốt” sẽ giúp mọi người tìm kiếm được mức giá vé rẻ sau vài giây với vài cú click chuột, cùng với đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm sẽ luôn làm cho các bạn luôn hài lòng khi tới với Flynow.


Xem thêm kinh nghiệm tìm vé máy bay đi Singapore gia re.