Áo đồng phục được biết đến là một trong những văn hóa công sở và hiện nay đang được sử dụng rất nhiều, góp phần thể hiện nét riêng của đơn vị, tổ chức đó. Hiện nay nhiều đơn vị đang ứng dụng thêu vi tính để rút ngắn thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng thành phẩm. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này cũng như lý do vì sao chúng lại được ứng dụng nhiều như thế.

>>> Xem thêm : Thêu vi tính Hà Nội - Giới thiệu về thêu vi tính

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hình thức thêu vi tính có thể tiến hành một lúc trên nhiều mẫu với độ chính xác tới 99,99%. Điều này tới từ đặc thù hoạt động của hệ thống máy tính. Chúng được cài đặt sẵn, điều phối hoạt động của các thiết bị thêu cần thiết khác. Điều này giúp đảm bảo chất lượng của những sản phẩm sau khi được làm ra đạt ở mức độ tốt nhất.
Mặc dù xuất hiện từ những năm 1970, xong máy thêu vào thời điểm đó vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Chúng vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà người ta chưa thể thay đổi. Chiếc máy thêu đầu tiên này được ông Peter Hasse - một nhà sáng tạo người Hà Lan tạo ra. Những mẫu máy thêu vi tính trước đó hoạt động bằng cách dùng phần mềm để đẩy thiết kế vào máy. Tới năm 1989, Pulse Microsystems đã phát triển một phần mềm đặt tên là PG1 với khả năng liên kết chặt chẽ với máy thêu. Mối tương quan này cho phép chúng có thể sử dụng các giao thứ cấp cao, thông qua đó tiến hành kéo thiết kế từ phần mềm.

>>> Xem thêm : Thêu logo công ty lên áo - Khám phá các đặc điểm quan trọng của thêu vi tính

Hiện nay chỉ với một máy tính chuyên dụng là người ta có thể đưa vào hàng loạt file mẫu thêu khác nhau phục vụ cho quá trình thi công này. Xét về vật lực, nhân lực, chúng thực sự tiết kiệm hơn nhiều so với hình thức truyền thống. Bên cạnh đó lượng mẫu cũng trở nên đa dạng, phục vụ được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Đối với việc in thêu lên sản phẩm may mặc, có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó thêu vi tính được coi là có nhiều ưu điểm hơn. Hiện nay nhiều đơn vị đang ứng dụng thêu vi tính để rút ngắn thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo được vấn đề chất lượng thành phẩm.