Liệt nửa người là di chứng nặng nề nhất của bệnh tai biến mạch máu não. Bệnh nhân bị liệt nửa người sẽ bị hạn chế vận động và phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người khác. Từ đó, người bệnh dễ chán nản, thất vọng, có khi rơi vào trầm cảm. Thực tế, người bị Đột quỵ não vẫn có khả năng phục hồi 90%.



Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là biến cố xảy ra trong mạch máu làm tổn thương não. Thông thường, máu lưu thông ổn định trong mạch máu và đi lên não giúp não hoạt động. Tuy nhiên, có những trường hợp bất thường mà mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, làm gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến não, khiến các tế bào não bị tổn thương và dần hoại tử.

Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể tử vong. Nếu may mắn sống sót, người bệnh có thể phải gánh chịu rất nhiều di chứng, những di chứng tai biến mạch máu não phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm thị lực,…

Tai biến không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở cả những người trẻ tuổi. Hiện nay, tỷ lệ tai biến xảy ra ở người trẻ càng ngày càng gia tăng, do vữa giãn mạch máu não. Còn ở người lớn tuổi thường do xơ vữa động mạch hoặc vỡ mạch máu trên não. Tai biến mạch máu não ở người trẻ thường nặng hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cách khắc phục di chứng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Liệt nửa người là tình trạng người bệnh gặp khó khăn hoặc không thể đi lại, không thể cử động một bên cơ thể. Phương pháp điều trị tập phục hồi chức năng sau tai biến liệt nửa người bao gồm sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được chỉ định cho người bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não thường gồm: Thuốc kháng đông, thuốc điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol, thuốc giãn cơ… giúp làm mềm các cơ và phòng ngừa tai biến tái phát. Với những người sau tai biến, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng cử động của các cơ bị tổn thương. Phương pháp này được điều chỉnh tùy theo từng thể liệt là thể mềm và thể cứng. Cụ thể:

Liệt nửa người ở thể mềm: Là tình trạng các cơ bị liệt còn mềm, bệnh nhân được trị liệu điều chỉnh những khớp xương: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp háng, khớp gối, khớp ngón chân… với các bài tập gấp, duỗi, đóng, mở khớp.

Liệt nửa người ở thể cứng: Đây là tình trạng nặng và khó điều trị hơn bởi các cơ bị liệt đã cứng lại. Bệnh nhân bị liệt nửa người thể cứng sẽ được hướng dẫn nằm, ngồi, đứng và đi, đi thăng bằng…

Bác sĩ cũng khuyến cáo, bên cạnh dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp những cách phục hồi chức năng sau tai biến phù hợp với sức khỏe và thể trạng để tập cho các cơ, khớp nhanh chóng hồi phục.

Chăm sóc người bị tai biến liệt nửa người

Đối với những người chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người, cần chú ý một số điều sau:

Thường xuyên giúp người bệnh xoay trở, lật người, lau rửa sạch sẽ để họ không bị viêm loét.

Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Đồ ăn cho người bị tai biến nên ở dạng lỏng như cháo, súp và các bữa ăn nên được chia nhỏ để bộ máy tiêu hóa không phải làm việc quá tải. Người bệnh nên ăn nhiều rau quả, hạn chế đồ ăn nhiều muối và thực phẩm chế biến sẵn.

Để giúp người bệnh sớm phục hồi khả năng vận động, thời gian đầu người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân thực hành các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến về cảm giác như cầm nắm những vật nhẹ, nâng chân tay… và tăng dần độ khó, chuyển sang thực hành một số bài tập như: Đứng thăng bằng; co, duỗi khớp háng, khớp gối,…

Việc phải nằm một chỗ, phụ thuộc vào người khác sẽ khiến người bệnh dễ chán nản, tự ti, thậm chí trầm cảm. Vì vậy, người nhà cần thường xuyên quan tâm, trò chuyện, động viên để giúp bệnh nhân lạc quan hơn.

Nguồn trung tâm vật lý trị liệu Đức Điệp: https://phuchoichucnangducdiep.com