Khi mang thai, mỗi lần cúm hay gặp bất kỳ bệnh lý nào mẹ bầu lại càng mệt mỏi vì không thể dùng dầu gió bình thường. Bởi trong dầu gió có chứa các thành phần như long não, tinh dầu bạc hà… Những chất này có thể được hấp thụ qua da, thông qua nhau thai thâm nhập vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu cho rằng, long não có thể dẫn đến dị tật thai nhi, thậm chí chết lưu.
1.Hiểu đúng về tinh chất dầu tràm
Dầu tràm được chiết xuất từ lá cây tràm gió, có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, kháng khuẩn hiệu quả và tránh gió tránh ho, phòng ngừa muỗi chích, kiến cắn. Vì có hương thơm dễ chịu nên tinh chất dầu tràm được dùng trong nhiều loại thuốc ho, súc miệng, sát khuẩn.
Dầu tràm lành tính nên được sử dụng rộng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người bệnh để phòng cảm mạo, gió máy.
Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12% là hai hoạt chất chính có trong thành phần hóa học của dầu tràm. Trong đó, Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, hoạt chất α-Terpineol giúp ức chế virus cúm.
2.Sử dụng tinh dầu tràm để phòng và chữa cảm cúm cho bà bầu
Hệ miễn dịch của bà bầu giảm sút do phải tập trung nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Điều này khiến cho các mẹ bầu dễ mắc phải bệnh cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi mỗi khi thời tiết thay đổi, hoặc phải thường xuyên ra ngoài.
Mẹ có thể tận dụng tác dụng của dầu tràm để phòng tránh nguy cơ mắc phải cảm lạnh và sổ mũi, theo những cách sau:
Xông tinh dầu tràm: Khi bị sổ mũi hay nghẹt mũi, khó thở mẹ bầu có thể pha một chút dầu tràm vào nước ấm để tắm, hoặc cho một ít vào chậu nước nóng để hơi nước xông lên mũi. Mẹ lưu ý, thực hiện trong phòng kín gió, giữ ấm cơ thể để tăng hiệu quả của dầu, phòng cảm lạnh.
Đính kèm 1665|
>>> xem thêm: dấu hiệu mang thai
Cắt cơn ho bằng dầu tràm: Đổ chút tinh dầu vào gan bàn tay hoặc chân,xoa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu cắt cơn ho hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp massage cơ thể nhằm phát huy hết tác dụng. Dầu tràm cũng có tác dụng giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng chuột rút về đêm rất hữu hiệu.
Phòng sổ mũi: Khi có dấu hiệu sụt sịt, ngoài việc giữ ấm bằng quần áo, mẹ bầu nên cho dầu tràm lên mũi và ngửi trong 5 phút, mẹ sẽ thông mũi và dễ thở hơn.
Làm sạch không khí: Mẹ bầu cho một ít dầu tràm vào dụng cụ xông tinh dầu để giúp không khí trong sạch, dễ thở.
Ngoài ra, trước khi ra ngoài hay phải tiếp xúc với nhiều người, mẹ bầu chỉ cần sử dụng một ít dầu tràm thoa lên áo quần hoặc xoa đều lên cơ thể như tay, mũi, trán… để phòng bệnh cảm cúm, sổ mũi. Mẹ có thể cho tinh dầu tràm vào một lọ nhỏ, mang theo bên mình để dùng thường xuyên.
Ngoài tác dụng trị cảm mạo, chữa ho sổ mũi, tinh dầu tràm còn giúp chị em phụ nữ có làn da mềm mại, thổi bay mụn nhọt. Đây là cách làm đẹp an toàn cho mẹ bầu trong khoảng thời gian nhạy cảm.
Mẹ bầu dùng miếng vải cotton nhúng vào tinh dầu tràm rồi thoa trực tiếp lên đầu mụn, thực hiện 2 lần/ngày, trước khi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Những nốt mụn sẽ nhanh chóng khô lại và biến mất. Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt, chẳng bao lâu gương mặt mẹ sẽ sáng bừng, tươi tắn.
3.Dầu tràm tốt cho trẻ sơ sinh
Không chỉ tốt cho mẹ bầu, tác dụng của dầu tràm còn công hiệu với trẻ sơ sinh. Em bé sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh sổ mũi, ho có đờm, đau bụng vặt hay bị côn trùng đốt có thể bôi dầu tràm để giảm bớt khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng dùng dầu tràm để tắm cho bé giúp phòng gió máy, giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
Dầu tràm có hoạt tính khá mạnh, có thể gây kích ứng những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì vậy, khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da này. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không thoa dầu tràm lên mũi của con vì tinh dầu có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc phía trong mũi.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: bảo hiểm thai sản
phòng khám phụ khoa ở đâu