Về ý tưởng trong quá trình thúc đẩy việc đánh giá và có các tiêu chí xếp hạng riêng cho các trường đại học, cao đẳng là vấn đề chúng ta cần phải làm trong thời gian tới đây.
Được biết, hiện tại trên thế giới hiện nay đang có khoảng 16 bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng nhất, và trong đó bao gồm các mức độ khác nhau, trong đó bốn bảng xếp hạng phổ biến nhất là Times Higher Education (THE), World University Rankings (QS), Webometrics và ARWU của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải.

Sẽ có nhiều đổi mới trong thời gian tới
Việt Nam hiện nay mới có sáu trường đại học có tên trong bảng xếp hạng QS châu Á 2017. Cụ thể, trường Đại học Quốc gia Hà Nội có vị trí xếp hạng thứ 139. Trường Đại học Quốc Gia TP.HCM đứng thứ 142. Đó là 2 trường được xếp hạng cao nhất trong tổng số 400 trường đại học cao đẳng TOP đầu thế giới.
Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cần tham gia vào công cuộc đánh giá để có bảng xếp hạng cho hợp lý là vấn đề được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đưa ra ở hội thảo.
Theo ý kiến của nhiều trường, QS là bảng xếp hạng hợp lý hơn cả. GS. Nguyễn Lộc tới từ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, đầu tiên chúng ta cần nâng cao các hệ thống trang thiết bị của 2 thành phố lớn trọng điểm là Hà Nội và cơ sở đào tạo tại Sài Gòn http://caodangduochanoi.edu.vn/cat/c...o-sai-gon.html, bởi đây là 2 địa điểm tập trung các trường Đh,Cđ trên cả nước.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện ĐH Duy Tân, trong hai năm vừa qua, lãnh đạo nhà trường này đang “âm thầm” chuẩn bị hành trang để đáp ứng đầy đủ theo tiêu chí của bảng xếp hạng THE. Theo vị lãnh đạo này, những trường nên có quyền tham gia nhiều bảng xếp hạng khác nhau giống như trên thế giới.
GS. Trần Hữu Huyền đã khẳng định rằng, về việc các trường đang trong quá trình đổi mới và tham gia bảng xếp hạng nào là tuỳ các trường. Tất cả những bảng xếp hạng trên cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có khoảng 70% là giống nhau.
Tiêu chí để đánh giá và hạng đại học, cao đẳng: Chỉ riêng cho nhà giàu?
GS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ với chúng tôi, trong quá trình tham gia đánh giá xếp hạng dựa trên các tiêu chí chung, cần phải xem xét đến việc hỗ trợ tài chính như thế nào, cơ chế ra sao, nếu không các nhà trường còn hạn chế về ngân sách sẽ không thể theo được các trường ngoài công lập khác.

Thầy và trò cùng nhau đi lên trong quá trình đánh giá tiêu chí xếp hạng
Đồng tình đối với ý kiến này của GS, bà Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho biết rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên chỉ dừng lại tại chính sách của mình, cần có sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan hay thâm chí cả những cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tình nguyện đóng góp hỗ trợ nhà trường.
Bộ sẽ tăng cường công khai về điều điều kiện đảm bảo tích minh bạch
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có những động thái nhằm khuyến khích các trường có điều kiện tốt có thể cùng nhau thực hiện xếp hạng theo 1 tổ chức độc lập. Bộ sẽ chọn ra một số trường tiềm năng nhất và xây dựng một nhóm hỗ trợ những trường này ở các điều kiện còn yếu. Với những trường còn chưa đủ khả năng tham gia sẽ chưa xếp hạng, Bộ sẽ có biện pháp kiểm tra và công khai để dư luận biết.
Bộ trưởng cho biết thêm, những quy định về xếp hạng sẽ đưa vào dự Luật Giáo dục đại học, cao đẳng và các nghị định, thông tư liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường đó. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ thành lập tổ tư vấn cho các trường thực hiện trong quá trình xếp hạng.
Xem thêm các tin tức giáo dục được cập nhật thường xuyên tại đây.