Căn nhà xây kiểu villa xinh xắn, chỉ cách biển 300 mét, có giá khá mềm, nhưng cậu em vẫn chưa bán được. Nhà đầu tư địa ốc alibaba đã ngán món ăn này, hay bụng còn no để có thể tiếp tục nạp thêm năng lượng? 1 Tôi vừa có chuyến công tác dài ngày tại Đà Nẵng và Huế. Ở Đà Nẵng, rất hên, tôi không phải trả tiền khách sạn. Cậu em học chung trường thời phổ thông, hiện đang là nhà đầu tư bất động sản đã hứa rằng, có căn villa đang không có người thuê nên sẽ dành cho tôi ở vài đêm. Từ sân bay, cậu đón tôi để đưa cho chùm chìa khóa cùng những lời dặn dò chu đáo.


Cách nay 4 năm, trong một lần đi công tác, anh bạn làm giảng viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã chở tôi vòng vòng khắp thành phố biển được coi là “đáng sống nhất Việt Nam” này để chiêm ngưỡng các dự án đang xây dang dở. Anh khoe, vừa rồi bán liền chục lô đất nên dư tiền mua được chiếc xe hơi Camry đời mới. Mà thú vị nhất là tất cả những nhà đầu tư mua đất của anh, đều là người Hà Nội. Có người không chuyển tiền qua tài khoản, mà để cả bao tải tiền trong cốp xe, chạy từ Thủ đô vào. Coi như vừa đi vừa chơi. Chơi vậy được đánh giá là… chơi sốc.

Phải rất khó khăn, tôi mới mở được khóa cổng - chiếc khóa vòng đơn giản giống như khóa xe đạp đã bị rỉ sét, vì lâu ngày không có hơi người. Trước đây, căn nhà thuộc dự án long phước cùng khu vườn rộng 170 mét này được cho người nước ngoài thuê với giá 600 USD. Rồi nhà cũ đi, lại nằm lọt trong khu dân cư ít tiện ích, nên khách chẳng mặn mà lắm. Chủ nhân lại có series các căn villa rộng hơn nằm ở vị trí khác nên trưng biển bán. Tuy vậy, tấm biển đã bị nắng gió ăn bạc màu mà chưa thấy có ai điện thoại hỏi mua, dù tính ra chỉ 13 triệu đồng/m2. Mấy người bạn tôi có qua lại ngắm nghía, nhưng vẫn chê giá còn cao. Đất trống xung quanh đó nhiều, cỏ cao lút đầu dù chỉ cách biển chưa đầy 15 phút đi bộ.

Dân Huế có tiền vài năm nay không thích sự chật chội của các khu phố cổ nữa. Ra ngoại thành kiếm miếng đất cả ngàn m2 để xây biệt thự, villa để hưởng không khí trong lành. Mà giá lại rẻ. Huế cứ mỗi năm đều có tổ chức các lễ hội, khi thì Festival Huế đã có thương hiệu trên thế giới, khi thì Festival làng nghề truyền thống. Khách sạn những ngày diễn ra lễ hội đều chật kín khách cả Tây lẫn Ta. Ấy nhưng giá đất bò lên chậm chạp vô cùng. Rất đáng để người ta suy nghĩ và đánh giá cũng như so sánh với các vùng miền khác, đặc biệt là khu vực phía Bắc.

Vài năm qua, một số trường, cơ sở đào tạo đã đến Vĩnh Phúc xin được giao đất với diện tích rất lớn vừa phục vụ giáo dục vừa xây dựng nhà ở đô thị nhưng cuối cùng lại rút lui hoặc để hoang hóa vì không có sinh viên đến học. Điển hình như Dự án Trường Đại học Dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư với kinh phí khá lớn, trong đó chi phí cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 93 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án khu đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang nguội lạnh, kể cả những dự án ở vị trí đắc địa vì gần đường giao thông, gần đầm hồ lớn...Nhiều ý kiến cho rằng công tác quy hoạch xây dựng, nhất là triển khai thực hiện nhiều dự án khu đô thị ở Vĩnh Phúc chưa sát với tình hình thực tế là đã dẫn tới hiện tượng trên. Điển hình, Dự án khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên nằm tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được Tổng công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC) động thổ tháng 12/2009. Tuy nhiên, đến nay toàn bộ phạm vi dự án vẫn chỉ là đồng ruộng và nhiều nơi giải phóng mặt bằng, san lấp nhưng không triển khai thực hiện mà vẫn bỏ hoang.

Tổng mức đầu tư dự án này là 8.700 tỷ đồng, bằng nguồn vốn tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu công trình và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thời gian thực hiện dự án dự kiến khoảng 13 năm (2010-2023) chia làm 3 giai đoạn, trong đó từ năm 2010-2013, dự án hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 180-200ha và từ năm 2014-2017, hoàn thành giai đoạn 2 với diện tích 100-120ha. Tương tự, nhiều dự án khác ở thị xã Phúc Yên triển khai dang dở. Thậm chí, không ít nơi dự án được triển khai phần giải phóng mặt bằng, san lấp đã vô tình làm mất sự liên thông của hệ thống kênh mương nội đồng, ảnh hưởng đến khả năng tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.