Việc tập trung lượng tiền lớn của các tập đoàn, tổng công ty địa ốc alibaba vào lĩnh vực bất động sản cũng góp phần làm cho giá nhà đất biến động. Đó là thông tin đáng chú ý tại đề án phát triển thị trường BĐS do Bộ Xây dựng vừa hoàn tất. Theo đó, nhìn chung thị trường BĐS ở nước ta khoảng 7-8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá và lượng giao dịch. Đơn cử như vào các năm 1993, 2000, 2007 những biến động chủ yếu xảy ra tại một số TP lớn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.


Nguyên nhân quan trọng và đáng lưu ý nhất là việc đầu tư dự án long phước tràn lan, trong khi việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Điều này làm cho thị trường phát triển không cân xứng. Nguyên nhân thứ ba nhưng quan trọng không kém đó là việc Nhà nước quản lý các tập đoàn, tổng công ty chưa chặt chẽ. Điều này làm xảy ra tình trạng tập trung lượng tiền lớn đến hàng chục ngàn tỉ đồng đầu tư trái ngành nghề, phần lớn đầu tư vào lĩnh vực BĐS, góp phần làm cho giá BĐS biến động.

Bên cạnh đó lợi nhuận trong kinh doanh BĐS cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường. Thiếu thông tin thị trường gây ra tình trạng kích giá, “làm giá ảo” của giới đầu cơ. Trong khi đó, các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “thấy lợi trước mà không lường trước hại sau” đã đổ xô vào đầu tư phát triển BĐS, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Hiện tượng đầu cơ BĐS diễn ra phổ biến dẫn đến việc tạo ra cung ảo trên thị trường, làm cho giá nhà đất không phản ánh giá trị thực tế của nó. Nhiều người sở hữu nhiều BĐS, họ càng có nhu cầu đầu cơ mạnh và mua đi bán lại nhằm đẩy giá lên.

Mặt khác, việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc BĐS cao cấp thời gian qua không căn cứ vào nhu cầu của thị trường đã dẫn đến việc sụt giảm giá mạnh ở phân khúc thị trường này. Trong khi đó, phân khúc nhà ở phù hợp cho đại bộ phận người thu nhập thấp chưa được quan tâm. Viễn cảnh về một tổ hợp bất động sản hoành tráng trên khu đất rộng 9 ha tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã được WCT Engineering Berhad cùng đối tác Việt Nam là Công ty Xây dựng và Thương mại Minh Thiên vẽ ra cách đây hơn 6 năm. Cuối năm 2007, hai đối tác này đã nhận được giấy phép thành lập liên doanh đầu tư một khu phức hợp đa chức năng mang tên Platinum Plaza. Dự án gồm tòa tháp khách sạn 4 sao, khối nhà văn phòng cao 22 tầng, trung tâm thương mại và dịch vụ cao 4 tầng, với vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn đầu lên đến 60 triệu USD.

Đây là dự án khởi đầu cho việc đầu tư vào Việt Nam của WCT, một công ty xây dựng và phát triển bất động sản Malaysia, trước khi WCT ký tiếp một hợp đồng liên doanh vào cuối năm 2011 để phát triển một khu nhà ở tại Nam Sài gòn. Tuy nhiên, 6 năm đã trôi qua, những tổ hợp bất động sản do WCT và đối tác Việt Nam vẽ ra vẫn chỉ tồn tại trên giấy. Đến cuối tháng 2, WCT thông báo với Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia là Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã có quyết định rút giấy phép đầu tư của dự án Platinum Plaza và WCT cũng tuyên bố chấm dứt theo đuổi dự án này.

Một số dự án lớn đã đi vào hoạt động như tổ hợp Keangnam (vốn đăng ký 800 triệu USD) hay Hồ Tràm Strip tại Vũng Tàu (vốn đăng ký 4,2 tỉ USD). Tuy nhiên, phần lớn những dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép trong thời kỳ này đều có số phận giống như Platinum Plaza: chỉ hoành tráng trên giấy, còn thực tế vẫn chỉ là những bãi đất trống bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang. Các dự án của Berjaya, một công ty Malaysia, cũng có số phận hẩm hiu không kém. Công ty này đã đặt cược lớn vào thị trường Việt Nam khi quyết định mua lại 2 khách sạn đang hoạt động tại Hà Nội là InterContinental và Sheraton, đồng thời giành được giấy phép đầu tư thêm 5 dự án bất động sản lớn trong giai đoạn 2007-2009, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến gần 6 tỉ USD.

Những dự án như thế có mặt ở khắp nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho đến Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án khu đô thị Halong Star tại Quảng Ninh, với tổng vốn đầu tư 550 triệu USD, được cấp phép cùng thời với dự án Platinum Plaza của WCT, giờ đây vẫn là bãi đất trống dù Tập đoàn Sovico Holdings (Việt Nam) đã mua lại cổ phần chi phối. Những dự án có vốn đăng ký hàng trăm triệu USD của các nhà đầu tư Hàn Quốc như Booyoung (Hà Nội), khu đô thị Đa Phước (Đà Nẵng) cũng nằm im lìm.

Dường như chủ đầu tư của những dự án này đều lý luận rằng thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào khủng hoảng trong những năm qua, khiến kinh doanh khó khăn. Nếu họ xây dựng thì cũng không bán được. Chẳng hạn, Berjaya có 2 dự án liên doanh xây dựng nhà ở tại Hà Nội và Biên Hòa, nhưng cả hai đều bán chậm, nên không muốn đầu tư dự án mới. Không có nhiều nhà đầu tư đủ dũng cảm như WCT để từ bỏ dự án đang theo đuổi. Nếu chưa rót tiền làm quy hoạch, giải phóng mặt bằng, hoặc trả tiền thuê đất, quyết định từ bỏ dự án có thể sẽ dễ dàng hơn. Nhưng nếu đã rót tiền vào dự án thì nhà đầu tư cũng không đành bỏ của chạy lấy người.

View more random threads: