Khi bé 2 tuổi đã thực sự biết vâng lời cha mẹ. Vì vậy, giai đoạn này bạn không chỉ cần chăm sóc bé về bữa ăn giấc ngủ mà còn phải dạy bé biết phân biệt đúng sai, những gì nên làm, những gì không nên làm. Giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của bé vì vậy bạn đừng bỏ qua những cách chăm sóc và nuôi dạy sẻ 2 tuổi dưới đây nhé. cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi

1, Để bé vận động và đi bộ thật nhiều


Việc bế ẵm, cho bé ngồi xe đẩy hay ô tô sẽ làm chậm khả năng di chuyển của bé. Ở tuổi lên 2, bé luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Do đó các bậc phụ huynh hãy thường xuyên dạy con các bài tập cơ bản nhất như đi bộ mỗi ngày. chăm sóc em bé sau khi sinh mổ


2, Hãy tỏ ra nghiêm túc với bé đúng lúc

Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là bé sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn.

Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé, vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.

3, Hãy hướng dẫn bé thật cụ thể

Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với bé dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: “Con hãy cất đồ chơi đi”, mà phải nói: “Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi”, và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau. Bất cứ điều gì đơn giản bạn muốn bé làm theo thì trước tiên hãy hướng dẫn bé cụ thể trước đã nhé.


4, Phát triển ngôn ngữ

Hãy dạy bé học hát học nói. Bất cứ khi nào bé thức. Bạn nên mua cho bé những loại truyện tranh có màu sắc và hình ảnh bắt mắt và kể chuyện cho bé nghe. Lâu dần bé sẽ có thể tự nhìn hình và biết được nội dung câu chuyện. Dạy con học hát và đọc thơ là một ý kiến không tồi đâu nhé. hướng dẫn chăm sóc em bé sơ sinh

5, Dạy bé biết cách vệ sinh

Tự rửa tay, thắt dây giày, cài cúc áo, tự đánh răng… Hãy để con thực hành những kỹ năng này thường xuyên hơn. Khi con còn nhỏ mẹ càng dành nhiều thời gian dạy con từ bây giờ bạn càng nhàn về sau. Lau bàn, lấy đồ vật… có rất nhiều việc vặt trong nhà phù hợp với bé. Kể cả khi con làm chưa tốt, vẫn nên có sự khuyến khích. Nhờ thế chúng sẽ tự tin để làm tốt hơn lần sau. Bảo con làm đi làm lại, bắt lỗi trước mặt là cách dạy kém hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên chê bai bé những vấn đề này.