Khi em bé được 5 tháng tuổi, mẹ đã thấy rõ được biểu hiện như lật người không còn quá khó khăn. Nhưng nhiều mẹ lo lắng khi cách chăm sóc em bé 5 tháng tuổi thì chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý. Cùng Mom & Baby tìm hiểu về vấn đề này.
1, Sự phát triển của em bé 5 tháng tuổi

Mẹ có thể để ý trẻ 5 tháng tuổi bắt đầu đã có thói quen ăn- ngủ theo 1 lịch trình cố định.

Ngoài sữa mẹ bé cũng đang “mon men” muốn làm quen với các thực phẩm khác.


Khi bé được 5 tháng tuổi, khóc vẫn là cách thức bé giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, em bé 5 tháng tuổi có 1 điểm rất đáng yêu, bé đã dùng tiếng khóc để “chơi chiêu” thu hút sự chú ý của người khác.

Biết nhận mặt người quen, biết theo người gần gũi và thấy sợ khi gặp người lạ

2, Chế độ dinh dưỡng cho em bé 5 tháng tuổi

Ở trong giai đoạn này, nếu các mẹ thấy bé có ý đinh muốn ăn nhiều thì hãy thêm vào khẩu phần ăn của con có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa. Ngoài việc đảm bảo cho bé bú sữa đủ thì mẹ cũng có thể cho bé tập ăn dặm. Bởi bé có nhu cầu dinh dưỡng cao mà sữa mẹ lại không đáp ứng đủ nên việc cho bé ăn dặm sớm là chuyện đương nhiên. chăm sóc em bé từ trong bụng mẹ

2,1 Cho bé bú đủ sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 6 tháng đầu đời của bé, các mẹ nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng được chế biến theo công thức tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thụ và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.

Tuy nhiên, các mẹ nên sử dụng sữa bột thay chứ không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác vì những loại sữa này không phù hợp với độ tuổi của bé, và các mẹ cũng nên chú ý việc liều lượng pha sữa cho bé nhé.

Nếu các mẹ cho sữa quá đặc, có thể dẫn đến một số trường hợp:

Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, vì vậy, bé tăng khả năng bị thừa cân.

Sữa quá đặc khiến thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.

Tuy nhiên, nếu mẹ pha sữa quá loãng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Ngoài ra, mẹ không nên pha sữa cùng nước hoa quả, sẽ làm mất tác dụng của các thành phần dinh dưỡng trong sữa.

Các mẹ cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt, mẹ chỉ nên pha sữa cho bé bằng nước ấm. chăm sóc em bé mới sinh như thế nào



Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú, tương đương 500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài.

2,2 Cho con tập ăn dặm

Khi bé được 5 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ thấy lúng túng không biết cho con ăn loại thức ăn như thế nào, biểu hiện lúc con muốn ăn ra sao?

Chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé
Đồ ăn dặm cho bé phải đảm bảo nhỏ, mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa để kích thích bé muốn thử và muốn ăn nên cho bé ăn thêm rau và thịt làm phong phú bữa ăn cho trẻ. Phụ huynh nhớ theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này, phòng khi bé bị dị ứng hoặc chưa sẵn sàng ăn dặm.
Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ:
Mẹ hãy theo dõi bé nếu thấy bé có những biểu hiện sau thì chắc chắn bé đang đòi ăn dặm.

Miệng nhai tóp tép bắt chước giống người lớn.

Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.



Đã ngồi khá vững.
Mục đích của giai đoạn này là: Tập cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính.

Vì vậy, lượng ăn của bé nên tính theo thìa. Mẹ nên bắt đầu từ 1 thìa (1 thìa = 5ml) và có thể tăng dần nếu bé hào hứng.

Lượng tối đa là 10 thìa, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều.