Lâu nay, doanh nghiệp BĐS và ngân hàng có quan hệ khá khăng khít. Nhưng gần đây nhiều doanh nghiệp thốt lên, ngân hàng “siết” tín dụng thế này thì doanh nghiệp chỉ còn đường chết. Ban đầu, khi nghe các doanh nghiệp tố khổ thì thấy khá phi lý bởi doanh nghiệp địa ốc và ngân hàng vốn luôn có mối quan hệ mật thiết. Bởi đa số các doanh nghiệp đều dựa vào vốn ngân hàng để hoạt động. Còn với nhiều dự án bán đất nền giá rẻ khả thi, ngân hàng không chỉ rót vốn làm dự án mà còn đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay đến 70% tiền mua nhà của chính dự án đó. Thậm chí, không ít dự án, ngân hàng mới chính là ông chủ thực sự.


Theo báo cáo Ủy ban giám sát tài chính, ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp bất động sản. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản từ ngân hàng chiếm khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào bất động sản. Các ngân hàng thương mại thông thường tài trợ cho các doanh nghiệp bất động sản khoảng 70-80% vốn vay để thực hiện dự án. Bởi vậy, thị trường bất động sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào tăng trưởng tín dụng trong khu vực ngân hàng.

Rất nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng, hàng loạt dự án đất nền giá rẻ ra hàng nhưng không bán được, ngân hàng không cho vay. Vì không vay được tiền nên doanh nghiệp “sống dở chết dở”. Vay được tiền thì lợi nhuận làm ra không đủ bù chi phí, không vay được tiền thì doanh nghiệp chỉ còn cách đóng cửa, phá sản. Theo phân tích ông Edward Chi - Tổng giám đốc Công ty đầu tư Minh Việt, với mức Lãi suất huy động giảm 14% thì Lãi suất cho vay trên thị trường vẫn đang phổ biến mức 19-20%. Mặc dù giảm nhưng không tác động nhiều thị trường bất động sản.

Chính vì cái khó lại ló cái khôn khi rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tự tìm cách huy động vốn theo các riêng mà không muốn phụ thuộc ngân hàng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn các cách bán hàng riêng có lợi cho khách hàng để thu hút dòng tiền.

Mới đây nhiều doanh nghiệp bất động sản khi bán hàng và phát hành trái phiếu đã chọn mức Lãi suất hấp dẫn có tính cạnh tranh để hút vốn. Cụ thể, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) vừa công bố phát hành thành công 99 trái phiếu riêng lẻ có giá trị 99 tỉ đồng với kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất trái phiếu thả nổi và có điều chỉnh hằng tháng. Lãi suất tháng đầu tiên là 17%/năm, Lãi suất tháng tiếp theo được áp dụng như Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của Sacombank lãi cuối kỳ +2,5%.

Chủ tịch UBND phường Hàm Tiến cho biết, tình hình xây xựng không phép mỗi lúc một phức tạp hơn. Trong khi chức năng, con người và chuyên môn của phường có hạn. Chỉ hai ngày nghỉ (thứ Bảy và Chủ nhật) nhiều chủ nhà hoặc resort đã xây xong phần móng vài phòng khách. Thống kê của phường Hàm Tiến cho đến cuối tháng 9 đã có 28 trường hợp xây dựng không phép. Nhưng còn nhiều trường hợp khác phường làm không xuể.

Không phép nhiều nhưng có phép (không theo qui hoạch) cũng không ít. Chủ tịch UBND phường Hàm Tiến cho biết, resort M’Phan Thiết xây dựng gần 10 năm nay chưa xong dù thay qua mấy đời chủ (thực chất là bán-PV ). Tuy resort này thuộc diện dự án “treo” dài dài nhưng Sở Xây dựng Bình Thuận lại cấp phép cho xây ngay trước cổng hai quán bán đồ lưu niệm. Rồi chủ cho thuê lại; gây mất mĩ quan đô thị.

Bên cạnh đó, so với lãi suất đi vay ở lĩnh vực phi sản xuất trên 20%/năm thì doanh nghiệp trả lãi cho khách hàng cao hơn lãi ngân hàng vẫn tốt hơn. Với hình thức bán hàng, huy động vốn cam kết Lãi suất như vậy, doanh nghiệp dễ dàng có vốn và chủ động hơn trong việc đầu tư, tiêu thụ sản phẩm. Mũi Né từng được mệnh danh là thủ đô resort và là một trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới. Một tạp chí của Thái Lan còn ví Mũi Né là “Phuket của Việt Nam”. Nhưng giờ đây, Mũi Né bị manh mún không chỉ bởi tình trạng bát nháo trong xây dựng, mà nó còn đứng trước nhiều nguy cơ khác do chính sự qui hoạch thiếu tầm nhìn.

Đến Mũi Né hiện nay, du khách đi trên con đường Nguyễn Đình Chiểu (P. Hàm Tiến) sẽ thấy vô số hàng quán “ăn theo” các resort. Thậm chí họ làm nhà vệ sinh ngay sát biển. Nhìn khu vực khu phố 1 Hàm Tiến không ai nghĩ đây là bãi biển Mũi Né lừng danh bởi những quán cóc ăn nhậu ì xèo và những nhà vệ sinh di động sát mép biển. Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Trần Văn Bình cảnh báo: “Nếu không mau dẹp đi thì chẳng bao lâu lượng khách đến Mũi Né không chỉ giảm, mà thương hiệu Mũi Né sẽ bị ảnh hưởng. Các hàng quán này đã được Hiệp hội du lịch Bình Thuận nhiều lần kiến nghị tháo dỡ để tạo cảnh quan, nhưng đâu vẫn đó”.

TTBĐS có xu hướng sôi động khi tín dụng được nới lỏng tốc độ tăng trường cao và ngược lại TTBĐS phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng nên rủi ro chéo hai khu vực là lớn. Thanh khoản sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng đang khiến nợ xấu tại các ngân hàng (NH) gia tăng. Theo con số thống kế so với cuối năm 2010, nợ xấu trong lĩnh vực BĐS tính đến tháng 6/2010 đã tăng 1.766 tỉ đồng, tương đương 37%.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch UBNGTCQG cho rằng tín dụng BĐS có mối tương quan thuận chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, tín dụng BĐS có dấu hiệu suy giảm mạnh, tác động lên tính thanh khoản của TTBĐS. Bên cạnh đó, sự suy giảm này còn xuất phát từ các chính sách kiềm chế tín dụng BĐS từ NHNN như đưa tín dụng BĐS vào danh mục tại sản có rui ro cao nhất các NHTM 250%, hạn chế tín dụng phi sản xuất …