Thị trường bất động sản càng thêm khó. Đặc biệt những người đã trót quyết định mua nhà theo giai đoạn thì càng bị đẩy vào thế lùi không được mà tiến cũng không xong. Với một BĐS lành mạnh, thông thường vốn tự có chiếm 30% trong cơ cấu vốn, vốn vay chiếm khoảng 40% và 30% là vốn huy động từ khách hàng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, 30% vốn tự có của chủ đầu tư dia oc alibaba lại bị chôn vào tiền mua đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất.


Hai tuần nay, vợ chồng chị Phương Mai, Nghi Tàm, HN như ngồi trên đống lửa vì không biết xoay sở như thế nào để có đủ tiền nộp giai đoạn 3 của căn hộ chung cư. Đúng lúc làm ăn đang khó khăn, lại sinh con nên chưa gom đủ tiền để đóng đợt tiếp theo vào cuối tháng 6 này thì các NH lại ra tay “siết” cho vay bất động sản. Hiện chị Mai đang thiếu khoảng 200 triệu đồng, tuy nhiên, gõ cửa các NH đặt vấn đề vay vốn, đa số chị đều bị từ chối một cách thẳng thừng.

Sau chỉ đạo của NHNN về việc "siết" tín dụng phi sản xuất, trong đó nhấn mạnh việc cho vay bất động sản và chứng khoán, các NH đồng loạt hạn chế tối đa cho vay những hoạt động này. Đồng thời, công ty dia oc alibaba tích cực thu hồi vốn từ khách hàng đã vay tiền đầu tư bất động sản, chứng khoán, và các hoạt động cho vay tiêu dùng như du học, mua sắm ô tô… Đối với các khoản chi tiêu khác, nhiều người đành phải "nhịn". Tuy nhiên, nhiều người mua nhà trả theo giai đoạn đang bị đẩy vào thế "bí", không biết xoay xở ra sao bởi sắp đến hạn nộp tiền.

Hai tuần nay, anh Sơn, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu cho biết, năm 2010 vợ chồng anh đã bàn nhau và quyết định vay NH để mua một căn hộ chung cư và đã ký cam kết với NH. Năm 2010 anh Sơn đã đặt cọc và nộp 40% giá trị một căn hộ cho chủ đầu tư, tháng 5 vừa qua anh Sơn yêu cầu NH giải ngân tiếp 40% nhưng nhân viên NH cho biết đối với khoản vay trên, NH còn phải xem xét lại do NHNN đang chỉ đạo hạn chế tối đa cho vay bất động sản. Vài ngày sau đó nhân viên này liên hệ lại cho biết, khoản vay của anh sẽ được giải ngân nhưng Lãi suất lên tới 25%/năm, điều chỉnh theo tháng hoặc quý, đồng thời anh còn phải trả thêm khoản phí quản lý tài sản đảm bảo là 2,75%/năm (đã bao gồm thuế VAT)

Chị Phương Mai cho biết, hai vợ chồng chị đã từng tính toán sẽ tìm người để bán căn nhà đang sở hữu để tìm mua một căn chung cư có diện tích nhỏ hơn mà không phải vay mượn quá nhiều. Nhưng đăng tin rao trên mạng, nhờ người quen tìm khách nhưng 2 tháng nay cũng chưa có tìm được khách nào nên đành phải quay ra tìm chỗ vay tiền để nộp tiền kẻo lại bị chủ đầu tư phạt vì nộp không đúng hạn.

Anh Tâm, một nhà đầu tư cá nhân cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Sở hữu khoảng 3 căn hộ chung cư đều thuộc dạng nộp tiền theo giai đoạn, đang lúc cạn vốn do đầu tư vào các lĩnh vực khác lại sắp đến hạn phải đóng tiền 2 căn, anh Tâm muốn bán bớt 2 căn nhưng đã tìm khách gần 3 tháng nay vẫn chưa có tiến triển nào. Trong lúc đang bế tắc, anh Tâm tính thế chấp căn nhà đang ở để vay NH dưới dạng vay kinh doanh.

Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, thanh khoản trên thị trường bất động sản bị ngưng trệ. Những nhà đầu cơ muốn bán tháo bớt do không tiếp cận được vốn NH, trong khi đó những người muốn mua nhà thực sự cũng không dễ gì tìm được NH chấp thuận giải ngân. Nhiều nhà đầu tư dự đoán, theo chỉ đạo các NH còn phải “siết” vay bất động sản từ nay đến cuối năm, vì thế, thị trường này còn gặp khó về vốn, do đó giá cả có thể còn giảm.

Sát vách TP HCM, hàng loạt khu đô thị ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) rộng hàng trăm ha, đường xá khá chỉn chu, các lô nền được phân thẳng tắp nhưng không có ai ở. Trong khi đó, ở huyện này chỗ nào cũng có bảng hiệu " Mua bán nhà đất", biển báo dự án khu dân cư nhưng chưa xây, thậm chí còn bán cả những khu đô thị bị bỏ hoang.

Chỉ tính riêng tại xã Phú Hội và Long Tân, khu vực “trái tim” của huyện Nhơn Trạch, đã có hơn chục khu đô thị, khu dân cư đã triển khai. Tuy nhiên, không dự án nào ra hình thù, bởi thi công dở dang, ì ạch... Tính đến đầu năm 2010, huyện Nhơn Trạch có 74 dự án khu đô thị, khu dân cư, với diện tích 4.740 ha. Trong đó, hầu hết dự án đều trong tình trạng hoang hoá, rất ít dự án hoàn thành.

Một số NH vẫn cho vay, tuy nhiên lãi suất thì lên đến 26%/năm. “Lãi suất cao như thế thì cũng rất phải tính toán. Vay Lãi suất 25%/năm, hàng tháng lại trả cả tiền gốc thì lương của hai vợ chồng không đủ chi trả và chi tiêu hàng ngày", chị Mai cho biết.

Giải pháp cuối cùng vợ chồng chị Mai tính đến là đi vay lãi của người nhà, trả họ Lãi suất bằng hoặc cao hơn so với Lãi suất huy động tại các NH. "Đành phải lựa để vay của họ hàng, đợi vài tháng nữa Lãi suất hạ nhiệt thì vay để trả cho họ chứ giờ cũng không nộp tiền lại bị chủ đầu tư phạt Lãi suất thì còn chết nữa”, chị Mai thở dài.

Khu đô thị Long Thọ được xây dựng trên diện tích 223 ha, trong đó có khu chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn, nhà liên kế, song lập... nhưng đến nay vẫn là một khu đô thị hoang. Những dãy nhà nhà phố, biệt thự xây dựng kiên cố rồi để cho cỏ mọc. Cá biệt có dãy nhà đã hoàn thiện hết nhưng không người nên được “nâng cấp” để... nuôi chim yến. Cách Nhơn Trạch không xa, khu vực Mỹ Phước tỉnh Bình Dương, tình trạng hoang hoá tại các khu đô thị cũng diễn ra tương tự.

Anh Mạnh Lương, một nhà đầu tư bất động sản, đồng thời cũng là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở đây cho biết, năm 2007 thấy thị trường nhà đất Bình Dương nóng “hừng hực”, anh đã mua một số lô đất tại đây. Theo anh, mục đích là để làm cửa hàng vật liệu xây dựng bán cho những cư dân tại khu đô thị có nhu cầu làm nhà, nếu giá đất lên nữa anh sẽ mở văn phòng môi giới và kinh doanh nhà đất. Tuy nhiên, thị trường tuột dốc, không kịp đẩy hàng, nay đất bán không được, vật liệu xây dựng cũng không ai mua, nên anh đã chuyển hướng sang nuôi dê vì… đất ở đây rộng mênh mông.

Chỉ tính riêng tại quận 2, TP HCM hiện có khoảng 260 dự án bất động sản, trong đó có khoảng 40 dự án khu đô thị, khu dân cư; quận9, huyện Nhà Bè, Bình Chánh… mỗi nơi cũng có gần 20 dự án. Trong đó, 90% là dự án phân lô bán nền và phần lớn bị bỏ hoang, chỉ một số ít dự án có người nhưng cũng rất thưa thớt. khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) rộng hàng nghìn ha, được xem là khu đô thị vệ tinh của TP HCM, nhưng sau hàng chục năm triển khai, vẫn chưa xong khâu giải phóng mặt bằng.

Hàng loạt dự án khác tại quận 2 như khu dân cư Huy Hoàng, diện tích khoảng 40 ha thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi, có vị thế đắc địa (gần trung tâm hành chính của quận), nằm trên mặt tiền tỉnh lộ 25B nối với cảng Cát Lái và đại lộ Võ Văn Kiệt nên được giới đầu cơ và người dân săn đón. Tuy nhiên, dù dự án đã triển khai gần 10 năm nhưng vẫn là một khu đất trống cỏ mọc lút đầu người. Sát bên, dự án Bình Trưng Đông rộng hàng chục ha cũng rơi vào cảnh vườn không nhà trống.