Trị ho đêm cho bé không nhất thiết phải nhờ đến sự can thiệp của thuốc, mẹ có thể tận dụng các loại quả, rau, hoa…trong vườn cũng có thể trị ho thành công cho bé.
Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con bị ho bởi ho là phản xạ tốt giúp con tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp.
Trẻ ho đêm vì nhiều lý do


Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi…
Bé cũng có thể bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.

Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ thì đây là triệu chứng của ho ngang. Bé bị ho khi ngủ, nghỉ và lúc này, bé nằm trong tư thế ngang, do “trào ngược” dạ dày, thực quản.
Ho "ngang" thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, khiến dạ dày không kịp tiêu hóa gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, miệng trê của dạ dày không khép kín được, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn.
Mẹ có thể trị ho đêm cho bé bằng các bài thuốc dân gian như sử dụng trứng, lê, của cải, lựu…những cách này rất lành tính và an toàn nên mẹ có thể yên tâm. trẻ bị mẩn ngứa ở cổ

1, Trị ho đêm cho bé bằng trứng dấm
Với cách này, mẹ có thể chuẩn bị nguyên liệu như sau: 1 quả trứng, 1 thìa dấm. đậm quả trứng bỏ vào 1 chiếc bát con, cho thêm 1 thìa dấm và khuấy đều lên. Mẹ cho bé ăn vào buổi sáng, trước bữa ăn 1 giờ. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 5 ngày là mẹ sẽ thấy bé không còn ho về đêm nữa.


2, Trị ho đêm cho bé bằng củ cải và đường
mẹ chuẩn bị 1 củ cải và 10 gr đường. của cải xay nhỏ lấy phần nước bỏ bã rồi cho thêm đường. Sau đó hâm nóng lên và cho bé uống 1 ngày 3 lần
3, Trị ho đêm cho bé bằng quả lê và nấm hầm
Mẹ mua 4 quả lê, gọt vỏ và thái lát rồi ép thành nước trái cây. Cho thêm 200 gr nấm vào nồi rồi đổ thêm 1 ít nước trắng, cho thêm đường và phần nước ép lê vào nồi khuấy đều lên và đun ở lửa nhỏ khoảng 20 phút. mẹ chắt lấy nước chô bé uống vào 2 buổi sáng cà tối.

4, Trị ho đêm cho bé bằng quả lựu
Những trẻ bị ho mà có cơ thể khô, thiếu dịch mẹ có thể cho bé ăn lựu. Lựu có tác dụng chống khát, mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước để giải độc, thnah nhiệt và trị ho, nhuận phổi.

Lưu ý khi trị ho đêm cho bé
Ngoài ra, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, duy trì khoảng cách giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, mẹ hãy cho con uống một thìa mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

Khi ngủ bé ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Lạnh là 1 nguyên nhân dẫn đến ho nên mẹ hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn. bé bị mẩn ngứa như muỗi đốt
Nếu con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước ấm, ăn cháo loãng, dễ tiêu, và hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ...


Khi con vui chơi, nên để con tránh xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường... bởi điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.
Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày và kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.
Mẹ thấy đấy! Chỉ cần 1 vài nguyên liệu đơn giản mẹ đã có thể trị ho đêm cho bé khỏi hoàn toàn chỉ trong 1 tuần mà chẳng cần dùng đến thuốc.