Thời tiết thay đổi khiến trẻ luôn khó chịu, kèm theo đó là tình trạng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, khiến trẻ phải lắc cọ, dùng tay gãi tạo thành những nốt mần đỏ như hạt gạo, rồi hình thành những bọng nước, khi vỡ ra đóng vảy khiến trẻ ngứa, khó chịu nên thường xuyên quấy, lười ăn và không ngủ yên giấc. Vậy nên dùng thuốc trị mẩn ngứa cho bé khi tình trạng này xảy ra. Hãy cùng nuoctamtreem.com.vn tìm hiểu nhé.
1, Nhóm thuốc crotamiton
Đây là là thuốc chữa mẩn ngứa dạng mỡ, bôi ngoài da,làm giảm ngứa, giúp bé không gãi để tránh trầy xước gây ra tình trạng bội nhiễm cho trẻ. Thuốc có tác dụng trong 6h đồng hồ, bố mẹ chỉ cần bôi nhẹ lên da thuốc sẽ tự thẩm thấu. Dùng 2 lần/ngày cho trẻ.



Tuy nhiên các bố mẹ cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng thuốc không nhé, nếu sau 5 ngày tình trạng của bé không thuyên giảm, vẫn bị mẩn ngứa dai dẳng thì cần đưa bé tới bác sĩ.
Top 6 cách điều trị cho bé bị mụn nhọt ở mông hiệu quả 100%
[HƯỚNG DẪN] Cách chống hăm cho bé đơn giản cực kỳ "Hiệu quả"
2, Nhóm thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị triệu chứng dị ứng mẩn ngứa tuy nhiên không giúp trẻ khỏi hẳn hoàn toàn mà chỉ giúp tình trạng giảm đi, kiên trì sử dụng để hạn chế tái phát ở trẻ.
thuoc-tri-man-ngua-cho-be
Vì vậy, nếu muốn dùng thuốc này cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Với những trường hợp dùng thuốc kháng histamin không đỡ thì không nên tự tăng liều thuốc mà cần phải đi khám lại để chọn phương pháp điều trị khác tối ưu hơn.
3, Nhóm thuốc steroid
Đây là dạng có thể uống, tiêm , bôi ngoài da khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa tình trạng nặng như bị côn trùng cắn. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống ngứa, chống phù nề rất hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này lại gây ra những tác dụng phụ viêm loét dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, béo phì, giảm sức đề kháng của cơ thể..., tùy vào cơ địa của trẻ. Chính vì vậy trước khi dùng thuốc này nên được sự chỉ dẫn của Bác sĩ.
Đặc biệt đối với loại thuốc này tuyệt đối không nên bôi vùng rộng, trong thời gian dài. Không sử dụng thuốc này khi trẻ bị nấm.
4, sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm



Các loại thuốc bôi ngứa ngoài da cho trẻ chỉ có tác dụng giảm ngứa, sưng, tình trạng nổi mẩn . Trong trường hợp trẻ không kiểm soát được gãi và gây trày xước sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm. Lúc đó các mẹ nên kết hợp với kháng sinh như: gentamycin, clotrimasol, neomycin… Nếu tình trạng mẩn ngứa lặp lại nhiều lần, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân mới có thẻ điều trị dứt điểm.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chữa mẩn ngứa nói trên thì bố mẹ cũng cần chăm sóc bé cẩn thận, vệ sinh, tắm rửa cho bé hằng ngày, bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ giúp trẻ mau khỏi.