“Khu bay hàng không dân dụng của sân bay Long Thành sẽ dùng vốn ODA. Còn các khu thương mại, nhà ga thì sẽ dùng vốn thương mại”.Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ với Đất Việt xung quanh những lo ngại trong việc huy động nguồn vốn để triển khai dự án sân bay Long Thành nếu Quốc hội đồng ý chủ trương này.

PV: - Thưa ông, thời gian qua dư luận quan tâm nhiều tới chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, đặc biệt là con số 8 tỉ USD cho dự án này. Nhiều ý kiến lo ngại số tiền để xây dựng sân bay Long Thành đa phần là đi vay. Trong tình hình kinh tế hiện tại rất khó khăn và ngân sách rất hạn hẹp, việc đầu tư xây dựng một công trình tầm cỡ thế giới như vậy phải chăng là quá sức. Vậy xin ông có thể chia sẻ thực tế việc huy động vốn thực hiện như thế nào nếu dự án được triển khai?

Ông Lại Xuân Thanh:- Đồng vốn thứ nhất phải chia theo thời kỳ chứ không phải một lúc xây cả sân bay lớn. Thứ hai là theo định hướng ban đầu thì khu bay hàng không dân dụng sẽ dùng vốn ODA. Còn các khu thương mại, nhà ga thì sẽ dùng vốn thương mại.

Dự kiến sẽ phải chi 8 tỉ USD là phương án tối đa. Còn cụ thể sau khi có chủ trương và cho giấy phép đầu tư có thể sẽ chia thành các tiểu giai đoạn khác nữa.Ví dụ như 8 tỉ đô la sẽ phải là 2 đường băng và một nhà ga 25 triệu khách. Nhưng có thể trong giai đoạn này lại chia nhỏ tiếp. Long Thành đưa vào khai thác sẽ vẫn khai thác song song với Tân Sơn Nhất. Do vậy giai đoạn I có thể sẽ tiếp tục phân kỳ nhỏ ra.


- Khi có thông tin sẽ xây dựng sân bay Long Thành, nhiều ý kiến phản biện cho rằng hiện nhu cầu chưa có, tương lai không chắc mà quy mô sân bay lớn quá, đầu tư trong thời điểm này là chưa phù hợp... Như vậy xét về mặt kinh tế là đầu tư không hiệu quả, lãng phí. Ông nghĩ sao về ý kiến phản biện này?

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được quy hoạch để đầu tư xây dựng với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn 1 từ năm 2015 đến 2020 sẽ đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu.

Về mặt tài chính tôi nắm không rõ và nhớ chính xác nhưng theo nghiên cứu của công ty tư vấn để trình hội đồng thẩm định thì rất khả quan. Nếu chúng ta chia kỳ đầu tư thì khả năng hoàn vốn rất khả quan.

Vậy việc xây dựng dự án sẽ được tiến hành ngay hay phải chờ Quốc hội quyết định, thưa ông? Ông có tin tưởng dự án sẽ thành công?

Chắc chắn phải chờ Quốc hội quyết định. Hiện nay Hội đồng nhà nước đang thẩm định, sau đó chờ Chính phủ thông qua rồi mới trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.Nếu được triển khai xây dựng, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo ra được một “thành phố sân bay” hiện đại với khoảng 40.000 nhân viên làm việc và 70.000 người di chuyển xung quanh.Cảng hàng không quốc tế Long Thành hội đủ tiềm năng trở thành một đầu mối hàng không lớn trong khu vực và thế giới, đủ sức kích cầu cho kinh tế hàng không phát triển mạnh mẽ.

Website http://www.datnensanbaylongthanh.info/ cập nhật liên tục các thông tin về sân bay Long Thành, các dự án đất nền Long Thành Đồng Nai. Các dự án đất nền Long Thành hiện đang rất được quan tâm như dự án Vincom Sân bay Long Thành, dự án đất nền Bà Ký, dự án đất nền gần cảng hàng không quốc tế Long Thành

Quốc hội chính thức khởi công xây dựng san bay Long Thanh mở ra cơ hội đầu tư phát triển về mọi mặt của Huyện Long Thành. Tình hình bất động sản Long Thành có nhiều biến động và cơ hội đầu tư đất Long Thành ngày càng được khách hàng quan tâm hơn. Mọi thắc mắc về các dự án đất nền Long Thành khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi tại Womantoday.vn