Khi sử dụng tủ nấu cơm, đặc biêt là tủ nấu cơm điện ga Việt nam thỉnh thoảng các bạn sẽ gặp các sự cố bất ngờ và nếu không xử lý tốt thì có thể làm chậm trễ thời gian nấu cơm hoặc không đảm bảo cho người dùng. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn biết các lỗi thường gặp và cách khắc phục nhanh các sự cố thường gặp khi nấu cơm với tủ nấu cơm bằng điện ga.

Công tắc CB điện nhảy liên tục



Trong quá trình nấu cơm công tắc điện(CB) hay bị nhảy, khi bật lại cho tủ hoạt động thì sau một khoảng thời gian lại bị nhảy, quá trình đó diễn ra liên tục làm gian đoạn thời gian nấu cơm. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:

- Do đường dây từ đồng hồ tổng đến CB điện có tiết diện nhỏ so với dây điện của tủ nấu cơm. Khắc phục bằng cách thay dây lớn hơn hoặc bằng với dây điện tủ cơm.

- Công tắc CB có cường độ dòng điện(ampe) nhỏ hơn cường độ dòng điện tiêu thụ của tủ nấu cơm. Khắc phục bằng cách thay ampe CB lớn hơn ampe của tủ điện, thường thì CB từ 40A trở nên là phù hợp với tủ cơm.

- Do chạm chập nguồn điện, tìm chỗ chạm và quấn băng keo cách để không còn hiện tượng này nữa.

- Do nguồn điện cơ sở bạn yếu không đáp ứng được, nhờ nhân viên điện lực tới kiểm tra và khắc phục để bạn có nguồn điện công suất lớn đáp ứng tốt quá trình nấu cơm.

Bộ điều chỉnh chế độ nấu tự động bị hư

Đèn không sáng



Đèn báo có điện và nhiệt độ không sáng có thể bóng điện ở trong bị cháy hoặc đứt dây điện do côn trừng cắn, nếu bóng cháy thì thay bằng bóng đèn khác còn nếu đứt thì nối lại dây điện.

Đồng hồ cài đặt thời gian nấu bị hư



Nếu bạn có cài đặt thời gian cho qúa trình nấu cơm, mà khi hết thời gian nấu mà tủ không tự ngắt điện thì bạn nên thay một đồng hồ khác.

Nhiệt độ không tự ngắt khi đạt đến nhiệt độ nhất định



Khi vặn núm điều chỉnh nhiệt ở mức cao nhất 100 độ C trong suốt quá trình nấu mà nhiệt độ không tự ngắt khi mức nhiệt trong nồi 100 độ C, thì có thể cây dò nhiệt đã bị hư, bạn chỉ mua cây mới và lắp vào để có chế độ nấu tiết kiệm điện năng nhất.

Còi không hú

Khi mức nước nằm dưới thanh điện trở hay khi hết thời gian nấu cơm mà còi không hú, thì nên kiểm tra dây điên, nếu đứt thì nối lại.

Cánh cửa tủ xì hơi nước

Sau một thời gian sử dụng thì lớp ron cao su có thể bị hư do hao mòn hay ta vô tình làm rách hoặc do bám cơm vào lớp ron, nên khi đóng tủ không được kín. Nếu do hao mòn hay rách thì nên thay ron mới, còn nếu cơm dính vào thì nên cạo lớp dính đó ra để đóng cửa được khít và siết chặt hơn.

Quá trình nấu nước không nóng

Thanh điện trở là nguồn cấp nhiệt để làm nước sôi, trong quá trình nấu mà nhìn vào nước không thấy sủi bọt hay sờ vào nước không thấy ấm hoặc nóng có nghĩa là điện trở đã bị hư. Một số nguyên nhân hư:

- Hết hạn sử dụng: với các dòng sản phẩm tủ nấu cơm Trung quốc thì thanh điện trở có tuổi thọ là 12-18 tháng và của Việt nam là 18-36 tháng, khi hết hạn sử dụng thì nên thay điện trở mới, các thanh này tháo lắp rất dễ dàng, chỉ cần tháo như thế nào thì lắp như thế đó là được.

- Do nguồn nước: Nước chứa nhiều phen, các cạn sắt có trong phèn sẽ bám chặt vào thanh điện trở, gây oxy hóa thanh điện trở, gây cháy hoặc nổ. Nên làm sạch nguồn nước trước khi đưa vào tủ sử dụng.

- Tác động bên ngoài: do côn trùng cắn hoặc nước bắn vào dây điện gây chập và cháy điện trở, tìm chỗ chập nối lại.

Hư van phao đóng ngắt nguồn nước

Với trường hợp này bạn dùng tuya vít siết lại, nếu vẫn không được thì nên thay van phao mới vì các điểm tiếp xúc bị oxy hóa.

Que giò nước không dò được mực nước

Khi nước cạn thấp hơn so thanh điện trở mà còi của que dò nước không hú, một là trong lúc vệ sinh tủ bạn vô tình chạm phải, làm cong và que không tiếp xúc được với nước, hai là que bị hư nên thay mới que khác.

Ga không lên lửa

Với tủ nấu cơm gas hoặc cả điện và gas mà khi bật ga lên lửa không cháy, có thể do hệ thống đánh lửa bị bám bụi bẩn, bằng cách dùng giấy nhám vệ sinh lau chùi sạch là được.

Tủ nấu cơm là thiết bị hiện đại, các bộ phận dễ dàng tháo rời và lắp đặt nên việc chữa chữa trở nên đơn giản hơn. Điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân để có thể biết chính xác lỗi của sản phẩm, với những lỗi nhỏ thì bạn có thể sửa tại nhà để không phải tốn thời gian cho việc vận chuyển sản phẩm đến trung tâm bảo hành, riêng với những lỗi nặng thì bạn nên báo cho nhà sản xuất để khắc phụ sự cố.

Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xác định được những lỗi thường xảy ra trong quá trình sử dụng tủ nấu cơm, từ đó có được biện pháp khắc phục hiệu quả, tăng độ bền cho sản phẩm.

View more random threads: