Trao lễ vật qua nhà đàn gái hay được gọi là lễ vật nạp tài, là một trong những hình thức cưới không thể nào bỏ qua từ trước tới nay. Hãy tìm hiểu những điều chưa biết về việc trao lễ vật trước khi lễ cưới chính thức diễn ra.

Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả mọi thứ, từ việc mua sắm nhẫn cưới đẹp cho đến đặt tiệc cưới để chiêu đãi họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp xa gần, lễ vật nạp tài sẽ được chọn ngày đẹp để nhà đàn trai mang lễ vật qua nhà đàn gái để chính thức cưới hỏi. Đây được xem như là một nghi thức được duy trì của một số vùng trên lãnh thổ nước ta hiện nay.

Những món vật trong lễ vật nạp tài mang qua nhà cô dâu

Mỗi vùng cũng như mỗi phong tục sẽ có những sính lễ khác nhau, có thể là trang sức, trầu cau, heo quay, gạo nếp, gà luộc, quần áo,… kèm với một số tiền.

• Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy lễ ăn hỏi thường kết hợp với lễ rước dâu, bởi vì những lễ vật mang qua nhà cô dâu cũng tương tự mặc dù hai hình thức lễ khác nhau.


Những điều chưa biết về việc trao lễ vật trước lễ cưới diễn ra?

Vì sao trong lễ vật lại có một số khoản tiền? Đó là vì nhiều người tin rằng số tiền này sẽ tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà đàn trai. Bên cạnh đó, một số người cho rằng số tiền này chính là sự đóng góp nho nhỏ để tổ chức lễ cưới với hàm ý mọi việc trong lễ cưới đã được chuẩn bị chu đáo. Khi được trao lễ vật, cô dâu có thể làm vốn cho mình với những đồ trang sức: nhẫn nữ đẹp, dây chuyền đẹp, lắc đẹp,.. đã được tặng hay dùng nó vào việc xây dựng tổ ấm sau này khi không phải đối diện với cảnh thiếu thốn.

Số tiền được trao như thế nào?

Hình thức trao tiền có thể được đựng trong một phong bì rồi đặt trong một tráp riêng hay kèm tráp trầu cau khi nhà đàn trai mang qua nhà đàn gái.

Tại một số đám cưới, số tiền còn được chia ra nhiều phần đựng trong phong bì đỏ. Trong đó, số lượng phong bì sẽ là số lẻ, còn số lượng tiền trao sẽ tùy vào gia cảnh của nhà đàn trai (thông thường số tiền dao động từ 2 triệu đến 10 triệu, hoặc hơn thế nữa nhưng số tiền phải được chọn là số lẻ hay số đẹp mà dòng họ tin tưởng).

Như vậy, lễ vật trao sinh lễ hay còn gọi là lễ vật nạp tài sẽ mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cho hai bên họ hàng. Thế nhưng, đây cũng được xem là một vấn đề nhạy cảm bởi vì hai bên họ hàng dễ đánh giá được giá cảnh tài chính, cũng như những thứ vật chất dễ gây mất lòng. Chính vì vậy, cô dâu và chú rễ cần phải tạo nhiều nụ cười vui vẻ, ấm áp, có thể là cô dâu nên là người chủ động hỏi ý kiến của bố mẹ mình để gia đình nhà đàn trai chuẩn bị tốt hơn, không gây mất lòng. Điều này sẽ làm cho lễ cưới chính thức diễn ra, nhất là khi nghi thức trao nhan cuoi dep của cô dâu và chú rễ luôn cảm nhận được sự hài lòng của hai bên họ hàng.