Dù là bom tấn của năm nay nhưng việc Galaxy Note 7 phát nổ đã tạo ra vấn đề cực kì nghiêm trọng đối với Samsung. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nổ điện thoại được coi là hiếm khi xảy ra, đặc biệt với những hãng lớn. Nhưng điều đó vừa xảy ra với chiếc Samsung Galaxy Note 7 – bom tấn của samsung. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện này theo cách nhìn khoa học!

Trên tay Galaxy Note 7 bản thương mại tại Việt Nam:

Các nhà sản xuất điện thoại có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho pin của mình. Nhưng khi màn hình to hơn, bộ xử lý mạnh hơn đồng nghĩa với việc tốn pin hơn. Theo Lynden Archer – nhà khoa học vật liệu tại đại học Cornell, chúng ta đã đạt được 90% hiệu suất của pin Liti. Và các nhà sản xuất đang cố cải thiện con số đó, từng chút một. Cũng theo ông: “Thực tế đang có một cuộc chạy đua ngầm giữa các nhà sản xuất về dung lượng pin. Điều này dẫn đến sự quá tải của pin sẽ ngày càng phổ biến hơn”.

Samsung cho biết, có những phần của pin không được phép chạm vào nhau. Nhưng trên thực tế, điều đó có thể bị phá vỡ bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có cả sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của người dùng. Họ cũng nhấn mạnh rằng chỉ có dưới 0.1% máy bán ra có vấn đề về pin. Quả thật, Samsung Galaxy Note 7 được phản hồi hết sức tích cực. Tuy nhiên, tai nạn này đã khiến Samsung hoảng loạn và phải thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Không những thế, tai nạn của Samsung trước lễ công bố iPhone 7 của Apple đã khiến cho người dùng không khỏi băn khoăn có nên mua Note 7 hay không.

Để biết điều gì khiến pin an toàn. Hãy tìm hiểu cách chúng hoạt động. Trong pin có 2 điện cực, một điện cực mang điện tích dương, được gọi là Cathode. Cathode chứa li-ti và đồng thời là nơi lưu trữ năng lượng. Điện cực còn lại mang điện tích âm, được gọi là Anode.

Trong quá trình sạc, ion điện di chuyển từ cực dương sang cực âm.Và ngược lại, khi sử dụng, ion điện di chuyển từ cực âm sang cực dương. Ở giữa là chất điện phân có tác dụng dẫn ion điện đi một cách dễ dàng. Về bản chất, Anode và Cathode không được chạm nhau nên nhà sản xuất sử dụng vách ngăn ở giữa 2 điện cực. Đó cũng chính là vấn đề của Samsung, vách ngăn gặp vấn đề trong quá trình sản xuất. Điều này khiến 2 điện cực chạm vào nhau, năng lượng sẽ được đưa thẳng vào chất điện phân thay vì 2 cực và làm phát sinh cháy nổ.
Tại sao Samsung Galaxy Note 7 phát nổ?

Ảnh: google

Trước tiên, chất điện phân không quá ổn định. Việc pin bị nóng lên khiến các phân tử chuyển động một cách liên tục tạo điều kiện cho chúng phản ứng với những chất khác trong pin tạo ra khí. Khí lại khiến pin nóng hơn. Quá trình này cứ tiếp diễn sẽ dẫn tới việc pin bốc cháy khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Thông thường, khi pin quá nóng máy sẽ tự động tắt nguồn, nhưng trong vài trường hợp, nó sẽ phát nổ.

Theo như Dan Steingart – nhà khoa học vật liệu của đại học Princeton, pin cũng giống như chiếc vòng cao su. Việc sạc giống như chúng ta kéo căng sợi dây còn việc dùng giống như khi ta thả sợ dây. Khi bạn sạc quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn cố kéo đứt sợi dây ấy.

Việc sạc quá nhanh cũng đem tới tác hại cho pin. Khi bạn cố nạp quá nhiều năng lượng trong thời gian ngắn cho pin nó sẽ khiến tuổi thọ pin bị giảm, càng nguy hiểm hơn khi bạn sử dụng bộ sạc không thích hợp với máy.

Một nguyên nhân nữa là khi nhà sản xuất cố gắng tăng điện áp cho pin bằng cách thêm Niken vào Liti. Nhưn điện áp càng cao dẫn đến nguy cơ cháy nổ càng tăng.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu một chất điện phân mới, khó cháy nổ hơn. Nó được gọi là “ion lỏng”. Tuy cần thêm thời gian để đưa vào sử dụng thực tế, nhưng sẽ có một ngày, chúng ta không còn phải lo ngại “pin nổ” nữa. Xem thêm: trung tâm bảo hành điện thoại samsung tại hà nội, trung tâm bảo hành điện thoại htc tại hà nội