Sau những vụ tranh chấp tại chung cư như thời gian qua, nếu cứ để người mua nhà tự 'đánh vật' với chủ đầu tư thì sẽ còn xảy ra nhiều vụ dân phải vào ở tại những chung cư xây dựng dở dang, những vụ chủ đầu tư thách dân đi kiện đòi tiền...

Sau khi xảy ra nhiều vụ lùm xùm về việc chủ đầu tư đem quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất của dự án chung cư đi thế chấp vay ngân hàng gần đây, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà lại trở thành chủ đề nóng của thị trường bất động sản.

Không ít người dân phải dành dụm, tích cóp cả đời mới có tiền thực hiện giấc mơ an cư, thế nhưng nhiều trường hợp rơi vào cảnh tiền trao nhưng 'cháo' không được múc. Hàng loạt dự án căn hộ giá rẻ chung cư phải nằm 'đắp chiếu' nhiều năm trong khi tung tích chủ đầu tư mất hút. Có chủ đầu tư còn đem một căn hộ bán cho nhiều người, hoặc bán thu tiền xong nhưng lại đem căn hộ thế chấp ngân hàng để lấy tiền sử dụng vào các mục đích khác...


Điều xót xa hơn là trong khi người mua nhà - những nạn nhân khốn khổ - phải vất vưởng đi thuê nhà ở tạm sau khi đã gõ cửa nhiều nơi để kêu cứu thì các ông chủ dự án vẫn cứ nhởn nhơ và bình chân như vại.

Trong một lá thư viết tay gửi đến báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết sau khi về hưu, vợ chồng ông đã dồn tất cả số tiền tiết kiệm được 320 triệu đồng và vay mượn thêm để mua một căn hộ
can ho melody riverside tại chung cư giá rẻ trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), nhưng gần 4 năm qua vợ chồng ông vẫn chưa được nhận nhà. Phải đi ở nhà thuê, ông Liêm đòi lại số tiền đã đóng gần 430 triệu đồng thế nhưng chủ đầu tư nhất định không trả, còn thách thức ông đưa vụ việc ra chính quyền.

“Tôi bị bệnh tim, chẳng biết có được thấy công lý trước khi nhắm mắt” - ông Liêm chua xót viết. Hệ lụy của việc 'giao trứng cho ác' này là rất lớn, đã có trường hợp cặp vợ chồng trẻ phải chia tay chỉ vì trách cứ nhau do đã dồn tiền mua căn hộ nhưng chờ mãi cũng chỉ nhận được... giấy nộp tiền.

Vì sao một số chủ đầu tư ngang nhiên thách thức khách hàng dù rõ ràng họ vi phạm các cam kết của mình? Bởi lẽ, họ 'tự tin' rằng dù người mua có vác đơn gõ cửa khắp nơi cũng chẳng làm gì được vì đây là giao dịch dân sự. Trường hợp có kiện được ra tòa, dù thắng kiện, người mua nhà cũng khó đòi được tiền, trong khi lại tốn thêm thời gian và chi phí tới lui hầu tòa.

Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng vào ngày 7/6 vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đồng loạt kêu cơ quan chức năng 'đẻ' ra quá nhiều thủ tục rắc rối khiến cho thời gian triển khai dự án bị kéo dài, giá thành đội lên...

Thực tế cũng cho thấy những thủ tục rườm rà này đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những cán bộ liên quan có cớ nhũng nhiễu, 'kiếm ăn' thay vì giúp thị trường bất động sản trở nên minh bạch hơn, các chủ đầu tư tuân thủ pháp luật tốt hơn...

Trong khi đó, những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà thì bị bỏ ngỏ suốt một thời gian dài.

Một bước tiến mới trong chính sách quản lý thị trường bất động sản là quy định buộc chủ đầu tư phải có bảo lãnh của ngân hàng mới được 'bán nhà trên giấy', hoặc phải có giấy phép của Sở Xây dựng mới đủ điều kiện được mở bán dự án (ban hành từ ngày 1/7/2015). căn hộ hưng thịnh Tuy nhiên, phần còn lại - những dự án bán sản phẩm trước ngày 1/7/2015 đến nay vẫn chưa có hướng xử lý bài bản.

Nếu như chính quyền không hỗ trợ, cứ để người mua nhà tự 'đánh vật' với chủ đầu tư như hiện nay thì chắc chắn thị trường sẽ còn xảy ra nhiều vụ dân phải vào ở những chung cư xây dở dang, hoặc phải chịu cảnh có nhà nhưng không có sổ hồng, những vụ chủ đầu tư thách thức người mua đi kiện đòi tiền...

Tình trạng này nếu cứ kéo dài, không khéo sẽ xuất hiện những khu chung cư 'ổ chuột đời mới' hiểu theo một nghĩa khác với nhiều thứ 'không' từ không nghiệm thu, xây chưa xong đến không kiểm nghiệm thang máy, không sổ hồng, không công viên lẫn sân chơi...