Nguồn gốc kiến trúc Barốc:
Nghệ thuật Barốc nói chung và kiến trúc Barốc nói riêng được bắt nguồn từ phong trào Chống cải cách của giáo hội Rôma của thế kỷ XVII. Bắt đầu từ thế kỷ XIII trong giáo hội của nhà thờ có một bộ phận nhận thấy sự mục nát của nhà thờ nên đã kêu gọi cải cách tôn giáo, cuộc đấu Tranh giữa hai lực lượng này diễn ra hết sức gay gắt. Cuộc đấu tranh này dã chia nội bộ giáo hội ra làm hai phái: một bộ phận nhỏ đi theo cải cách gọi là Đạo tin lành, bộ phận còn lại là Đạo thicn chúa chính thống, mặc dù cả hai Đạo này dểu thờ Chúa. Mãi đến đầu thế kỷ XVI Đạo thiên chúa chính thống mới chiến thắng Đạo tin lành bằng vũ lực, tuy nhiên sự chống đối vẫn lan rộng. Giáo hội Thiên chúa giáo đã đưa ra một chương Trình chống cải cách tôn giáo nhằm mở rộng thanh thế, uy tín cho nhà thờ. Hội đồng tôn giáo triệu tập tại Trong năm 1545 và đã ra sắc lệnh rằng nghệ thuật là công cụ chủ yếu để mở rộng uy tín và thanh thế cho nhà thờ, thông qua nghệ thuật truyền bá những lời giáo huấn của Chúa đến mọi người. Tất cả các ngành nghệ thuật được triển khai vào cồng chúng. “Các giám mục phải chứ trọng làm sao để lịch sử các tín nghĩa huyền bí cua sự cứu thế được diễn đạt trong hội họa và các nghệ thuật khác, giáo dục các tín đồ và tạo cho họ thói quen luôn nhớ tới và giữ trong lòng mọi tín điều của đức tin”.

Dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng và giáo hội, ở Rôma dã hình thành phong Cách kiến trúc mới gọi là kiến trúc Barốc, chữ “Baroque” có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: “Barroco”, tiếng Tây Ban Nha là “Barrueco” nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị. Tổng quát hơn, từ đó được dùng dể chỉ “tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỷ lệ, mà chiểu theo tính khí bất thường của nghệ sĩ” (theo Pernety, Từ điển nhỏ về hội họa, điêu khắc và tranh khắc, Paris

Đặc điểm cơ bản

Đó là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn liên tục, ấn tượng trong kiến trúc Barốc được thấy như trong nhà hát, đó là những không gian kịch tính, những luồng ánh sáng chuyển động và sự vang lên của một âm thanh hoàn hảo. Về một số mặt nào đó, kiến trúc Barốc là bước phát triển mới của kiến trúc Phục hưng nhưng kiến trúc Barốc tự do hơn, tự do đến mức không phải bất cứ một kiến trúc sư văn nghệ Phục hưng nào cũng có thể làm như vậy. Sự uốn lượn của những bức tường với những mặt bằng hình oval, các góc nhỏ cũng hình oval, tất cả đều giàu trang trí là những đặc điểm của nhà thờ Barốc. Ngoài ra trong kiến trúc Barốc các thức cột có kích Thước lớn và thường chồng cao hai tầng, cửa sổ lớn hình chữ nhạt, một số cứa bé hơn hình tròn, nửa tròn hav hình ovaì, những thanh chổng uốn lượn, không gian bên trong lưu chảy tự do như sẵn sàng tạo nên cảm giác vận động. “Barốc là phong cách giáo huấn, màu mè, sồi nổi, gây ấn tượng sâu sắc. Sau này các nhà phê bình dã chê bai sự thổi phồng, cường điệu của nó, sự trang trí quá mức, sụ da cảm công khai. Đặc díểm của kiến trúc Barốc là khỏng gian phức tạp và sự tạo ra ấn tượng bởi ánh sáng mà điểm nguồn của I1Ó được dấu kín. Những tác động của nó đạt được nhờ cách sử dụng sự tương phản của nhịp điệu lồi lõm, một sự ưu tiên cho không gian tập trung và trục được nhấn mạnh trong hình ellip hoặc hình bầu dục (hình oval), một bức tranh hòa nhập ảo tưởng nhờ {ẲẰC phẩm điẽu khắc và kiến trúc (trích từ cuốn “Lịch sử kiến trúc thế giới”, tác giả Marian Moffett, Michael Fazio, Lawrcnce Woodehouse).

Một số đánh giá khác về nghệ thuật Barốc là “Nghệ thuật Barốc muốn nắm bắt hiện thực giữa lúc đang vạn động còn nghệ thuật Nội thất bán cổ điển lại giũ hiện thực ở thê bất động. Vì vậy nghệ thuật Barốc Thường sử dụng loại cột thân vặn để phá vỡ cái cứng nhắc của thể thức kiến trúc mà thời Phục Hung đã thừa hưởng của thời cổ đại Hy Lạp, La Mã…” (Peter Skrine).“Những hình thức “mở ” và năng dộng cua nó có sự gần gũi cơ bản với nghệ thuật thời nay. Và đặc điểm của nó nhấn mạnh đến khía cạnh hiểu biểu hiện và “sự việc” hơn là một trật tự lý tưởng không khỏi nhấc ta đến một khía cạnh trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy mục đích và bối cảnh có khác nhau, song chúng ta vẫn có thể học được nhicu điều ở nghệ thuật Barốc và đặc biệt trong các tác phẩm của Borromini và trường phái của ông có tác dụng cới trói đối với nhiều kiến trúc sư ngày nay” (Đánh giá của Giáo sư Christian Norberg- Schulz, trường kiến trúc Oslô, ông vừa là kiến trúc sư vừa là nhà phê bình nghệ thuật Nauy).

Tóm lại nền Nội thất cổ điển Barốc đạt được một số kết quả là do cổ sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, các nhà hội

họa, họ cùng tạo ra một kết quả thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích là làm cho chiều sâu sâu hơn, làm cho chiều đài đài hơn.

Trong suốt thời kỳ Barốc, có nhiều nhà thờ mới, dinh thự ngoại ô, cung điện ngoại Ở được xây với sự phối hợp phong cách mới biểu hiện sự mới lạ và thú vị về hình thức. Thể hiện đặc trưng ớ những tu viện quy mô lớn ở trung tâm Châu Âu, trong quy hoạch lại các đò thị ở Italia, Pháp và sự lan rộng những quần the cung điện kiểu như Louis XIV tại Versailles. Với một số lượng lớn những tòa nhà hoành tráng như thế đã phản ánh nhu cầu xã hội và tầm quan trọng của tôn giáo. Những tòa nhà tráng lệ luôn được sử dụng để Thể hiện sức mạnh của tôn giáo và thiết lập trật tự xã hội.

Tuy nhiên, dù bị sự chi phối chật chẽ của giáo hội, nhưng không phải tác giả và tác phẩm nào cũng bị ảnh hưởng của sự chi phối ấy. Kiến trúc Barốc đã có một số công trình rất sinh động, linh hoạt và có những kiến trúc sư, nhà điêu khắc có tài nàng giàu sáng tạo tham gia như Bernini và Borromini.

Các công trình ticu biểu như Nhà thờ Gesu, nhà thờ S.Carlo alle Quattro Fontane, quáng Trường Piazza đel Popolo, quảng trường nhà thờ St. Peter và quảng Trường Táy Ban Nha, quảng trường Navona đéu xây dựng ớ Rôma. về sau kiến Trúc Barốc còn phát triển thêm ờ nhiều nước khác ở Châu Âu và thuộc dịa của nó, nói chung kiến trúc Barốc ở các nước này đểu có những đặc Trưng riêng tùy theo từng địa phương